Trắc nghiệm công dân 11 bài 15: Chính sách đối ngoại (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 11 bài 15: Chính sách đối ngoại (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phương châm: quan hệ đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá thể hiện ở việc

  • A. nước ta quan hệ kinh tế với tất cả các nước trên thế giới.
  • B. nước ta có quan hệ song phương và đa phương với tất cả các nước.
  • C. nước ta muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới.
  • D. nước ta muốn hòa bình, phát triển phồn vinh.

Câu 2: Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?

  • A. Tôn trọng, độc lập, tự do, bình đẳng
  • B. Bình đẳng, tự do, tự nguyện
  • C. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng vag cùng có lợi
  • D. Chủ động, tích cực, trách nhiệm

Câu 3: Trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại thể hiện ở việc

  • A. tin tưởng và chấp hành chính sách đối ngoại của Nhà nước.
  • B. những người làm công tác đối ngoại mới cần thực hiện.
  • C. chỉ những người có trách nhiệm mới thực hiện.
  • D. đó là việc của Nhà nước

Câu 4: Việc người dân địa phương ở các địa điểm du lịch rất thông thuộc tiếng Anh trong giao tiếp, theo em, điều đó nói nên điều gì?

  • A. Người dân đang thực hiện công tác đối ngoại nhân dân.
  • B. Người dân hội nhập để phát triển kinh tế.
  • C. Trình độ dân trí của nước ta được nâng cao.
  • D. Dân tộc Việt Nam thông minh, dễ hòa nhập.

Câu 5: WTO là tên viết tắt của tổ chức nào dưới đây ?

  • A. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc

  • B. Tổ chức Thương mại Thế giới
  • C. Tổ chức Y tế Thế giới
  • D. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ

Câu 6: Một trong những nội dung nói về vai trò của đối ngoại là

  • A. chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới.
  • B. giữ vững môi trường hoà bình, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới
  • C. đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
  • D. góp phân tích cực vào cuộc đấ tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

Câu 7: Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng, bình đẳng cùng có lợi, là nói đến nội dung nào dưới đây của chính sách đối ngoại ở nước ta?

  • A. Vai trò
  • B. Nhiệm vụ

  • C. Nguyên tắc
  • D. Ý nghĩa

Câu 8: Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ năm

  • A. 1990
  • B. 1995
  • C. 1997
  • D. 2000

Câu 9: Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội là nói đến nội dung nào dưới đây của chính sách đôi ngoại ở nước ta?

  • A. Vai trò.
  • B. Nhiệm vụ.
  • C. Nguyên tắc.
  • D. Ý nghĩa.

Câu 10: Vai trò của chính sách đối ngoại là chủ động tạo ra mỗi quan hệ quốc tê thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới; góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước và:

  • A. nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.
  • B. giữ nguyên vị thế nước ta trên trường quốc tế.
  • C. mất đi vị thế nước ta trên trường quốc tế.
  • D. nước ta giữ vị thế độc tôn trên trường quốc tế.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phải là nhiệm vụ cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại ở nước ta?

  • A. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác.
  • B. Củng cố tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc.
  • C. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân, tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới.
  • D. Thiết kế quan hệ kinh tế với các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Câu 12: Theo em, nội dung nảo dưới đây thể hiện nguyên tắc trong chính sách đối ngoại của nước ta?

  • A. Đào tạo lưu học sinh trong các trường đại học.
  • B. Hợp tác đào tạo du học sinh ở Nhật Bản.
  • C. Mở rộng các dịch vụ du lịch phục vụ khách nước ngoài.
  • D. Mở thêm các lớp dạy các thứ tiếng nước ngoài.

Câu 13: Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi là nói đên nội dung nào dưới đây của chính sách đối ngoại ở nước ta?

  • A. Vai trò.
  • B. Nhiệm vụ
  • C. Nguyên tắc
  • D. Ý nghĩa.

Câu 14: Một trong các mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại là

  • A. phát triển công tác đối ngoại nhân dân.
  • B. phát triển kinh tế đất nước.
  • C. phát triển nguồn nhân lực ngoại giao.
  • D. phát triển nguồn nhân lực trình độ cao.

Câu 15: Việt Nam đã hoàn thành trọng trách Uy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong thời gian nào sau đây?

  • A. 2007 - 2008.
  • B. 2009 - 2010.
  • C. 2008 - 2009.
  • D. 2006 - 2007.

Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phải là phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại ở nước ta?

  • A. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác.
  • B. Củng cố tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc.
  • C. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân, tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới.
  • D. Chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước lớn trên thế giới vì lợi ích mang lại sẽ lớn hơn.

Câu 17: Việt Nam gia nhập Diễn đàn châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào thời gian nào sau đây ?

  • A. Tháng 8 - 2006.
  • B. Tháng 11 - 1998.
  • C. Tháng 11 - 1997.
  • D. Tháng 8 - 1997.

Câu 18: Việt Nam không là thành viên của tổ chức nào dưới đây?

  • A. FAO.
  • B. EU.
  • C. WTO.
  • D. WHO
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 15: Chính sách đối ngoại


Trắc nghiệm công dân 11 bài 15: Chính sách đối ngoại (P1)
  • 6 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021