Trắc nghiệm công dân 11 bài 15: Chính sách đối ngoại (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 11 bài 15: Chính sách đối ngoại (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Để phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, một trong những phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại của nước ta là đẩy mạnh hoạt động

  • A. đầu tư ra nước ngoài.
  • B. kinh tế đối ngoại.
  • C. xuất nhập khâu
  • D. thương mại với bên ngoài.

Câu 2: Chính sách đối ngoại có vai trò

  • A. Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới đất nước.
  • B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội
  • C. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
  • D. Nâng cao vị thế nước ta trên thế giới

Câu 3: Một trong các phương hướng cơ bản của chính sách đối ngoại là:

  • A. chủ động tham gia giao lưu với các nước trong khu vực.
  • B. chủ động tham gia vào các diễn dàn hợp tác.
  • C. chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người
  • D. chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi.

Câu 4: Tại sao thực hiện chính sách đối ngoại là một tất yếu khách quan

  • A. Nước ta là một bộ phận của thế giới, vận động trong bối cảnh chung của thế giới.
  • B. Không thể phát triển kinh tế nêu không hợp tác với các nước.
  • C. Nước ta chịu nhiều sức ép của những biến động xảy ra trên thế giới,
  • D. Các nước khác yêu cầu chúng ta phải hợp tác.

Câu 5: Việt Nam tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới là nội dung của

  • A. Tăng cường quan hệ với các đảng phái, tổ chức chính trị thế giới
  • B. Mở rộng quan hệ đối ngoại
  • C. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân
  • D. Chủ động tham gia vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực

Câu 6: Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại là

  • A. chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
  • B. đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội.
  • C. đẩy mạnh kinh tế đối ngoại.
  • D. củng cố và tăng cường quan hệ với các nước.

Câu 7: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ( APFC) năm

  • A. 1996
  • B. 1997
  • C. 1998
  • D. 1999

Câu 8: Việc làm nào dưới đây không thuộc nguyên tắc “Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”?

  • A. Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước khác
  • B. Phản đối chiến tranh, giữ vững môi trường hòa bình
  • C. Làm thất bại âm mưu phá hoại nước ta của thế lực thù địch
  • D. Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế.

Câu 9: Một trong những nội dung nói về nhiệm vụ của đối ngoại là:

  • A. chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới
  • B. góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước
  • C. Nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế
  • D. Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Câu 10: Hoạt động đối ngoại chỉ bền vững và mang lại hiệu quả khi dựa trên cơ sở:

  • A. một bên phải được lợi.
  • B. bình đẳng, cùng có lợi.
  • C. phần đóng góp phải bằng nhau
  • D. tự nguyện và chấp nhận thua thiệt

Câu 11: Việt Nam là một trong những thành viên tham gia sáng lập tổ chức nào sau đây?

  • A. ASEAN.
  • B. ASEM.
  • C. APEC.
  • D. WTO

Câu 12: Mở rộng quan hệ đối ngoại giúp đất nước ta:

  • A. củng cố và tăng cường quan hệ với các nước trên thế giới.
  • B. phát triển công tác đối ngoại nhân dân.
  • C. tranh thủ được nhiều nguộn lực để phát triển.
  • D. đẩy mạnh hoạt động kinh tế

Câu 13: Một trong các nhiệm vụ quan trọng của chính sách đối ngoại là

  • A. củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản.
  • B. tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. .

  • C. chủ động tham gia hợp tác với các nước láng giềng.
  • D. chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi.

Câu 14: Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi yêu cầu điều gì;

  • A. Các nước tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi.
  • B. Các nước tôn trọng quyền tự chủ của nhau.
  • C. Hợp tác, hòa bình, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau.
  • D. Các nước tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, hợp tác cùng có lợi.

Câu 15: Trong quan hệ quốc tế hiện nay, xu thế nào dưới đây được coi là nổi trội và tác động sâu sắc đến đường lối, chính sách đối ngoại của nước ta?

  • A. Xu thế cạnh tranh gay gắt giữa các nước.
  • B. Xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển.
  • C. Bắt đồng giữa các nước ngày càng gia tăng.
  • D. Tranh chấp lãnh thổ, xung đột sắc tộc, tôn giáo ngày càng gia tăng.

Câu 16: Bạn A tích cực học ngoại ngữ để sau này có thể tham gia Vào các công việc liên quan đên đối ngoại. Trong trường hợp này, bạn A đã thể hiện

  • A. trách nhiệm của nhà nước.
  • B. trách nhiệm của công dân.
  • C. lợi ích bản thân.
  • D. lợi ích tập thể.

Câu 17: Bên cạnh nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta còn được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?

  • A. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
  • B. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân.
  • C. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.
  • D. Củng cố và tăng cường quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 18: Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào thời gian nào?

  • A. 28/7/1995.
  • B.27/8/1995.
  • C.15/8/1997.
  • D.18/7/1998.
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 15: Chính sách đối ngoại


Trắc nghiệm công dân 11 bài 15: Chính sách đối ngoại (P2)
  • 10 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021