Trắc nghiệm công dân 11 bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 11 bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá là quy luật nào dưới đây?
- A. Quy luật cung cầu.
- B. Quy luật cạnh tranh.
- C. Quy luật giá trị.
- D. Quy luật Kinh tế.
Câu 2: Quy luật giá trị có bao nhiêu tác động đến sản xuất và lưu thông hàng hóa?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 3: Việc thực hiện cơ chế một giá thống nhất trong cả nước là sự vận dụng quy luật giá trị của
- A. nhà nước
- B. doanh nghiệp.
- C. người sản xuất.
- D. đại lí phân phối sản phẩm.
Câu 4: Nhà nước cần có chủ trương gì để phát huy mặt tích cực hạn chế tác động phân hóa giàu nghèo của quy luật giá trị?
- A. Đổi mới nền kinh tế.
- B. Thống nhất và mở cửa thị trường.
- C. Ban hành và sử dụng pháp luật, chính sách kinh tế, xã hội.
- D. Cả a, b, c đúng.
Câu 5: Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất và lưu thông hàng hoá trong quá trình sản xuât và lưu thông phải căn cứ vào
- A. thời gian lao động xã hội cần thiết.
- B. thời gian lao động cá biệt.
- C. thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hoá.
- D. thời gian cần thiết.
Câu 6: Để may một cái áo A may hết 5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 4 giờ. Vậy A, bán chiếc áo giá cả tương ứng với mấy giờ?
- A. 3 giờ.
- B. 4 giờ.
- C. 5 giờ.
- D. 6 giờ.
Câu 7: Công thức lưu thông hàng hóa khi tiền làm môi giới trong trao đổi là:
- A. H - T - H
- B. T - H - T’
- C. T - H - T
- D. Cả a và b
Câu 8: Người sản xuất vi phạm quy luật giá trị trong trường hợp nào dưới đây ?
- A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
- B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
- C. Thời gian lao đông cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
- D. Thời gian lao đông cá biệt lớn hơn hoặc nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
Câu 9: Sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác, phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác, mặt hàng này sang mặt hàng khác là tác động nào sau đây của quy luật giá trị?
- A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
- B. Phân hoá giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá,
- C. Tăng năng suất lao động.
- D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển
Câu 10: Ý nào sau đây là sai khi nói đến sự xuất hiện của quy luật giá trị?
- A. Quy luật giá trị xuất hiện do yếu tố chủ quan
- B. Quy luật giá trị xuất hiện do yếu tố khách quan.
- C. Sản xuất và lưu thông hàng hóa ràng buộc bởi quy luật giá trị
- D. Có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì có quy luật giá trị.
Câu 11: Giá cả của hàng hoá trên thị trường biểu hiện
- A. luôn ăn khớp với giá trị.
- B. luôn cao hơn giá trị.
- C. luôn thấp hơn giá trị
- D. luôn xoay quanh giá trị.
Câu 12: Công dân cần vận dụng quy luật giá trị như thế nào?
- A. Giảm chi phí sản xuất.
- B. Nâng cao chất lượng hàng hóa.
- C. Điều chỉnh, chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
- D. Cả a, b, c đúng.
Câu 13: Quy luật nào sau đây giữ vai trò là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hoá?
- A. Quy luật tiệt kiệm thời gian lao động.
- B. Quy luật tăng năng suất lao động.
- C. Quy luật giá trị thặng dư.
- D. Quy luật giá trị.
Câu 14: Mùa hè, chị B chuyển từ bán áo lạnh sang bán áo thun. Việc làm của chị B chịu sự tác động điều tiết nào dưới đây của quy luật giá trị?
- A. Sản xuất.
- B. Lưu thông.
- C. Tiêu dùng.
- D. Phân hoá.
Câu 15: Anh B trồng rau ở khu vực vùng nông thôn nên anh mang rau vào khu vực thành phố để bán vì giá cả ở đó cao hơn. Vậy, việc làm của anh
- A. Điều tiết sản xuất
- B. Tỉ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.
- C. Tự phát từ quy luật giá trị
- D. Điều tiết trong lưu thông
Câu 16: Để sản xuất ra một con dao cắt lúa, ông A phải mất thời gian + động cá biệt là 3 giờ, trong khi thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất con đao là 2 giờ. Trong trường hợp này, việc sản xuất của ông A:
- A. có thể bù đắp được chỉ phí.
- B. thu được lợi nhuận.
- C. hoà vốn.
- D. thua lỗ.
Câu 17: Ông A trồng cam ở khu vực nông thôn, nên ông đã mang cam lên thành phô bán vì có giá cao hơn. Việc làm này của ông A chịu tác động nào của quy luật giá trị?
- A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
- B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
- C. Kích thích năng suất lao động tăng lên.
- D. Điều tiết giá cả hàng hoá trên thị trường.
Câu 18: Những người tham gia hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá luôn chịu sự ràng buộc bởi quy luật nào sau đây?
- A. Quy luật giá trị
- B. Quy luật cung - cầu
- C. Quy luật tiên tệ
- D. Quy luật giá cả.
Câu 19: Chị A thu mua hoa từ tỉnh A sang tỉnh B bán. Việc làm của chị A chịu sự tác động điều tiết nào dưới đây của quy luật giá trị?
- A. Sản xuất
- B. Lưu thông.
- C. Tiêu dùng
- D. Phân hoá.
Câu 20: K đang bán hãng bia X tại tỉnh Y nhưng thị trường tỉnh Y lại ưa chuộng hãng bia Z nên cửa hàng của K bán được rất ít bia X. Để phù hợp với quy luật giá trị và để việc kinh doanh có lãi (bỏ qua yếu tố độc quyền), nếu là K, em sẽ
- A. chuyển từ bia X sang bia Z để bán.
- B. giữ nguyên bia X dù bán không chạy hàng.
- C. bỏ bán bia để chuyển sang mặt hàng khác.
- D. giảm bớt lượng bia X, tăng thêm lượng bia Z
=> Kiến thức Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Trắc nghiệm công dân 11 bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (P2)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 15: Chính sách đối ngoại (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 11 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (P2)
- Trắc nghiệm GDCD 11 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa (P1)
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (P1)
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (P2)
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 11 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm GDCD 11 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 2: Hàng hóa, tiền tệ, thị trường (P1)
- Trắc nghiệm công dân 11 bài 15: Chính sách đối ngoại (P2)