Trắc nghiệm Công nghệ 10 bài 51 Công nghệ 10 bài 51 có đáp án
Trắc nghiệm Công nghệ 10 bài 51 được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Tài liệu gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm cùng với phần hệ thống kiến thức Công nghệ 10 bài 51 sẽ giúp các em đưa ra những lựa chọn đáp án đúng, qua đó nắm chắc bài học một cách nhanh nhất. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em cùng tham khảo nhé.
Trắc nghiệm Công nghệ 10
Câu hỏi trắc nghiệm 10 bài 51
Câu 1: Hoạt động văn hóa, du lịch thuộc lĩnh vực kinh doanh:
A. Sản xuất nông nghiệp
B. Thương mại
C. Dịch vụ
D. Sản xuất cụng nghiệp
Đáp án: C. Dịch vụ
Giải thích: Hoạt động văn hóa, du lịch thuộc lĩnh vực kinh doanh: Dịch vụ - Hình 51 SGK trang 158
Câu 2: Đại lí bán hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh:
A. Sản xuất
B. Thương mại
C. Dịch vụ
D. Du lịch
Đáp án: B. Thương mại
Giải thích: Đại lí bán hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh: Thương mại - Hình 51 SGK trang 158
Câu 3: Phân tích môi trường kinh doanh gồm có:
A. Phân tích tài chính
B. Thời gian hoàn vốn đầu tư
C. Nhu cầu thị trường và mức độ thỏa mãn nhu cầu thị trường
D. Trình độ chuyên môn
Đáp án: C. Nhu cầu thị trường và mức độ thỏa mãn nhu cầu thị trường
Giải thích: Phân tích môi trường kinh doanh gồm có: cầu thị trường và mức độ thỏa mãn nhu cầu thị trường – SGK trang 159
Câu 4: Hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh?
A. Sản xuất
B. Thương mại
C. Dịch vụ
D. Văn hóa
Đáp án: A. Sản xuất
Giải thích: Hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất - Hình 51 SGK trang 158
Câu 5: Phân tích tài chính trong việc phân tích để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh không cần quan tâm tới vấn đề nào?
A. Thời gian hoàn vốn
B. Lợi nhuận
C. Rủi ro
D. Trình độ chuyên môn
Đáp án: D. Trình độ chuyên môn
Giải thích:Phân tích tài chính trong việc phân tích để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh không cần quan tâm tới vấn đề: Trình độ chuyên môn – SGK trang 159
Câu 6: Việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh được tiến hành theo mấy bước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: B. 2
Giải thích: Việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh được tiến hành theo 2 bước: Phân tích & Quyết định lựa chọn – SGK trang 159, 160
Câu 7: Trường hợp phân tích nào sai khi lựa chọn lĩnh vực kinh doanh?
A. Phân tích môi trường kinh doanh
B. Phân tích, đánh giá về lao động
C. Phân tích về tài chính
D. Phân tích về tiền lương
Đáp án: D. Phân tích về tiền lương
Giải thích: Trường hợp phân tích sai khi lựa chọn lĩnh vực kinh doanh là: Phân tích về tiền lương – SGK trang 159
Câu 8: Lĩnh vực kinh doanh phù hợp không có đặc điểm nào?
A. Thực hiện mục đích kinh doanh
B. Theo sở thích của doanh nghiệp
C. Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
D. Phù hợp với luật pháp
Đáp án: B. Theo sở thích của doanh nghiệp
Giải thích: Lĩnh vực kinh doanh phù hợp không có đặc điểm: Theo sở thích của doanh nghiệp - SGK trang 159
Câu 9: Bưu chính viễn thông thuộc lĩnh vực kinh doanh nào?
A. Sản xuất
B. Đầu tư
C. Thương mại
D. Dịch vụ
Đáp án: D. Dịch vụ
Giải thích: Bưu chính viễn thông thuộc lĩnh vực kinh doan: Dịch vụ - Hình 51 SGK trang 158
Câu 10: Căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh:
A. Vốn nhiều, thị trường có nhu cầu, hạn chế rủi ro, đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu .
B. Huy động có hiệu quả mọi nguồn lực, kinh kế phát triển, hạn chế rủi ro, đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu .
C. Huy động có hiệu quả nguồn nhân lực, thị trường có nhu cầu, hạn chế rủi ro, đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu .
D. Huy động có hiệu quả mọi nguồn lực, thị trường có nhu cầu, hạn chế rủi ro, đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu.
Đáp án: C. Huy động có hiệu quả nguồn nhân lực, thị trường có nhu cầu, hạn chế rủi ro, đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu.
Giải thích: Căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh là: Huy động có hiệu quả nguồn nhân lực, thị trường có nhu cầu, hạn chế rủi ro, đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu – SGK trang 158
Hệ thống kiến thức Công nghệ 10 bài 51
I. Xác định lĩnh vực kinh doanh
1. Căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh
- Thị trường có nhu cầu
- Đảm bảo thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp
- Huy động hiệu quả mọi nguồn lực của doanh nghiệp và xã hội
- Hạn chế thấp nhất những rủi ro đến với doanh nghiệp
2. Xác định lĩnh vực kinh doanh phù hợp
Là lĩnh vực kinh doanh cho phép doanh nghiệp thực hiện mục đích kinh doanh, phù hợp với pháp luật và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Ví dụ:
Ở thành phố: Thương mại, dịch vụ
Ở nông thôn: Sản xuất, dịch vụ
II. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
1. Phân tích
- Phân tích môi trường kinh doanh
+ Nhu cầu của thị trường và mức độ thỏa mãn nhu cầu thị trường
+ Chính sách, pháp luật có liên quan
- Phân tích điều kiện của doanh nghiệp
- Phân tích nhân lực:
- Trình độ chuyên môn của người lao động
- Năng lực quản lý của chủ sở hữu
- Phân tích tài chính
- Vốn đầu tư trong kinh doanh
- Nguồn huy động vốn và khả năng huy động vốn
- Thời gian hoàn vốn đầu tư
- Lợi nhuận
- Rủi ro
- Phân tích điều kiện kỹ thuật công nghệ
- Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của doanh nghiệp
2. Quyết định lựa chọn
Trên cơ sở việc phân tích đánh giá, nhà kinh doanh đi đến quyết định lựa chọn lĩnh vực kinh doanh
Trắc nghiệm Công nghệ 10 bài 51 được Khoahoc được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc kiến thức, qua đó chuẩn bị tốt cho các bài kiểm tra quan trọng sắp tới. Chúc các em học tốt.