Trắc nghiệm Địa lí 9 học kì II (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 9 học kì II (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Các dòng sông chính trong vùng là
- A. Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, sông Sài Gòn
- B. Sông Biên Hòa, sông Sài Gòn, sông Đồng Nam
- C. Sông Đồng Nai, sông Bé, sông Sài Gòn
- D. Sông Đồng Nai, sông Bé, sông Biên Hòa
Câu 2: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ
- A. Thành phố Hồ Chí Minh
- B. BÌnh Dương
- C. Long An
- D. Tây Ninh
Câu 3: Đông Nam Bộ bao gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?
- A. 5
- B. 6
- C. 7
- D. 8
Câu 4: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của vùng Đông Nam Bộ:
- A. Bình Dương, Bình Phước.
- B. TP Hồ Chí Minh
- C. Tây Ninh, Đồng Nai.
- D. Đồng Nai, Bình Dương.
Câu 5: Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là:
- A. Đát xám và đất phù sa
- B. Đất badan và đất feralit
- C. Đất phù sa và đất feralit
- D. Đất badan và đất xám
Câu 6: Các hồ nước nhân tạo quan trọng cho thủy lợi và thủy điện trong vùng Đông Nam Bộ là
- A. Hồ Ba Bể và hồ Lắk
- B. Hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An
- C. Hộ Thác Bà và hồ Đa Nhim
- D. Hồ Yaly và hồ Dầu Tiếng
Câu 7: Trong cơ cấu kinh tế của vùng, ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là:
- A. Nông – lâm – ngư nghiệp.
- B. Công nghiệp, xây dựng.
- C. Dịch vụ.
- D. Không có ngành nào.
Câu 8: Cây trồng quan trọng nhất của vùng là
- A. Hạt điều
- B. Hồ tiêu
- C. Cà phê
- D. Cao su
Câu 9: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là:
- A. Dệt – may, da- giầy, gốm sứ.
- B. Dầu khí, phân bón, năng lượng.
- C. Chế biến lương thực- thực phẩm, cơ khí.
- D. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
Câu 10: Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là:
- A. Điều
- B. Cà phê
- C. Cao su
- D. Hồ tiêu
Câu 11: Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở Đông Nam Bộ là:
- A. Thủy lợi
- B. Phân bón
- C. Bảo vệ rừng đầu nguồn
- D. Phòng chống sâu bệnh
Câu 12: Tỷ lệ dầu thô khai thác ở Đông Nam Bộ so với cả nước chiếm:
- A. 30 %
- B. 45 %
- C. 90 %
- D. 100 %
Câu 13: Ý nào không đúng về đặc điểm ngành dịch vụ vùng Đông Nam Bộ
- A. Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng
- B. Vùng nhận được đầu tư nước ngoài chiếm tỉ lệ cao nhất cả nước
- C. Cao su là mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị cao nhất
- D. dầu thô mang lại giá trị kinh tế cao nhất.
Câu 14: Trung tâm du lịch lớn nhất của ĐNB và cả nước là:
- A. Vũng Tàu
- B. TP Hồ Chí Minh.
- C. Đà Lạt
- D. Nha Trang
Câu 15: Trung tâm du lịch lớn nhất của Đông Nam Bộ và cả nước là:
- A. Vũng Tàu
- B. TP Hồ Chí Minh
- C. Đà Lạt
- D. Nha Trang
Câu 16: Đông Nam Bộ có thể phát triển nhanh không phải là nhờ:
- A. Là trung tâm kinh tế phía Nam.
- B. Gần nhiều vùng giàu tiềm năng.
- C. Gần trung tâm các nước Đông Nam Á.
- D. Nền nông nghiệp tiên tiến nhất.
Câu 17: Đầu mối giao thông vận tải hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước là:
- A. Vũng Tàu
- B. TP Hồ Chí Minh
- C. Đà Lạt
- D. Nha Trang
Câu 18: Những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động là:
- A. Dệt may
- B. Điện
- C. Hoá chất
- D. Khai thác dầu.
Câu 19: Mặt hàng không phải xuất khẩu hàng đầu của Đông Nam Bộ là:
- A. Dầu thô
- B. Thực phẩm chế biến
- C. Than đá
- D. Hàng nông sản
Câu 20: Khó khăn của vùng đối với phát triển kinh tế là :
- A. Chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển (TP HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu)
- B. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường
- C. Ít khoáng sản, rừng và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.
- D. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái
Câu 21: Đặc điểm không đúng với vùng ĐNB là :
- A. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao
- B. Thị trường tiêu thụ hạn chế do đời sống nhân dân ở mức cao
- C. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- D. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.
Câu 22: Thuận lợi lớn nhất về vị trí của Đồng bằng Sông Cửu Long là:
- A. Toàn bộ diện tích là đồng bằng
- B. Ba mặt giáp biển
- C. Nằm ở cực Nam tổ quốc
- D. Rộng lớn nhất cả nước.
Câu 23: nhận định nào sau đây không đúng với Đồng bằng Sông Cửu Long?
- A. Năng suất lúa cao nhất
- B. Diện tích đồng bằng lớn nhất
- C. Sản xuất lúa gạo nhiều nhất
- D. Xuất khẩu nông sản nhiều nhất.
Câu 24: Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng:
- A. 20 000km2
- B. 30 000km2
- C. 40 000km2
- D. 50 000km2
Câu 25: Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
- A. Đất phèn
- B. Đất mặn
- C. Đất phù sa ngọt
- D. Đất cát ven biển
Câu 26: Khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là:
- A. Xâm nhập mặn
- B. Cháy rừng
- C. Triều cường
- D. Thiếu nước ngọt
Câu 27: Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long là:
- A. Xây dựng hệ thống đê điều.
- B. Chủ động chung sống với lũ.
- C. Tăng cường công tác dự báo lũ.
- D. Đầu tư cho các dự án thoát nước.
Câu 28: Các dân tộc ít người sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
- A. Tày, Nùng, Thái.
- B. Gia Rai, Ê Đê, Ba Na.
- C. Khơ me, Chăm, Hoa.
- D. Giáy, Dao, Mông.
Câu 29: Đồng bằng sông Cửu Long được tạo nên bởi phù sa của sông?
- A. Đồng Nai.
- B. Mê Công.
- C. Thái Bình.
- D. Sông Hồng.
Câu 30: Trung tâm kinh tế lớn nhất ở ĐBSCL là.
- A. Thành phố Cần Thơ.
- B. Thành phố Cà Mau.
- C. Thành phố Mĩ Tho.
- D. Thành phố Cao Lãnh.
Câu 31: ĐBSCL là
- A. Vùng trọng điểm cây công nghiệp lâu năm lớn nhất
- B. Vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước.
- C. Vùng trọng điểm chăn nuôi gia súc lớn nhất cả nước
- D. Vùng trọng điểm cây thực phẩm lớn nhất cả nước
Câu 32: Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa số 1 của cả nước vì:
- A. Chiếm hơn 50% diện tích canh tác
- B. Hơn 50% sản lượng
- C. Chiếm hơn 50% diện tích và sản lượng
- D. Điều kiện tốt để canh tác.
Câu 33: Bên cạnh là vựa lúa số 1 của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long còn phát triển mạnh:
- A. Nghề rừng
- B. Giao thông
- C. Du lịch
- D. Thuỷ hải sản.
Câu 34: Ngành công nghiệp có điều kiện phát triển nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long là:
- A. Sản xuất hàng tiêu dùng
- B. Dệt may
- C. Chế biến lương thực thực phẩm
- D. Cơ khí.
Câu 35: Loại hình giao thông vận tải phát triển nhất vùng là:
- A. Đường sông
- B. Đường sắt
- C. Đường bộ
- D. Đường biển.
Câu 36: Có một chợ đặc trưng của vùng đồng bằng Sông Cửu Long:
- A. Chợ đêm
- B. Chợ gỗ
- C. Chợ nổi
- D. Chợ phiên.
Câu 37: Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở ĐBSCL, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành
- A. Sản xuất vât liệu xây dựng
- B. Sản xuất hàng tiêu dung.
- C. Công nghiệp cơ khí
- D. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
Câu 38: Vùng biển đặc qyền kinh tế của nước ta rộng bao nhiêu hải lí
- A. 212 hải lí tính từ giới hạn ngoài của lãnh hải
- B. 200 hải lí tính từ đường cơ sở
- C. 200 hải lí tính từ đường bở biển
- D. 212 hải lí tính từ đường bở biển
Câu 39: Vùng biển nước ta được cấu thành từ các bộ phận:
- A. 2 bộ phận
- B. 3 bộ phận
- C. 4 bộ phận
- D. 5 bộ phận.
Câu 40: Đảo lớn nhất Việt Nam là:
- A. Phú Quý
- B. Phú Quốc
- C. Cát Bà
- D. Côn Đảo.
Xem thêm bài viết khác
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn địa lí 9 lên 10 (đề 2)
- Trắc nghiệm địa lí 9 bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
- Trắc nghiệm địa lí 9 bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp)
- Trắc nghiệm địa lí 9: Địa lí kinh tế (P2)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn địa lí 9 lên 10 (đề 8)
- Trắc nghiệm Địa lí 9 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 9 bài 20: Vùng đồng bằng sông Hồng
- Trắc nghiệm địa lí 9 bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn địa lí 9 lên 10 (đề 6)
- Trắc nghiệm địa lí 9 bài 2: Dân số và gia tăng dân số
- Trắc nghiệm địa lí 9 bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp)
- Trắc nghiệm địa lí 9 bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)