Trắc nghiệm GDCD 8 học kì II (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 8 học kì II (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Pháp luật nghiêm cấm những hành vi..............tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng
- A. đụng chạm đến
- B. sử dụng
- C. khai thác
- D. xâm phạm
Câu 2: Biểu hiện không bảo vệ lợi ích công cộng và tài sản của nhà nước là?
- A. Khai thác khoáng sản kiệt quệ.
- B. Dùng mìn để đánh bắt cá ngoài biển.
- C. Bán máy tính tại cơ quan làm việc lấy tiền đút túi.
- D. Cả A, B, C.
Câu 3: Trên báo có đăng tin, tại tỉnh Bình Thuận xảy ra việc một số người quá khích đã đập phá tài sản, phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà nước. Hành vi này gọi là?
- A. Phá hoại lợi ích công cộng.
- B. Phá hoại tài sản của nhà nước.
- C. Phá hoại tài sản.
- D. Phá hoại lợi ích.
Câu 4: Đối với người có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đến 50 triệu đồng bị phạt bao nhiêu năm?
- A. Từ 6 tháng đến 3 năm.
- B. Từ 6 tháng đến 5 năm.
- C. Từ 6 tháng đến 1 năm.
- D. Từ 6 tháng đến 2 năm.
Câu 5: Tài sản của nhà nước gồm có?
- A. Tài nguyên đất.
- B. Tài nguyên nước.
- C. Tài nguyên và khoáng sản.
- D. Cả A, B, C.
Câu 6: Tài sản nào sau đây thuộc sở hữu của nhân dân và do Nhà nước quản lí:
- A. Đất sản xuất và đất ở
- B. Tài nguyên trong lòng đất
- C. Nguồn lợi thủy sản biển
- D. A, B, C
Câu 7: Đối với tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, công dân cần có trách nhiệm gì?
- A. Tôn trọng và bảo vệ.
- B. Khai thác và sử dụng hợp lí.
- C. Chiếm hữu và sử dụng.
- D. Tôn trọng và khai thác.
Câu 8: Tài sản nào sau đây thuộc trách nhiệm quản lí của nhà nước?
- A. Phần vốn do cá nhân, tổ chức đầu tư vào doanh nghiệp
- B. Phần vốn do cách doanh ngiệp nhà nước đầu tư vào nước ngoài
- C. Phần vốn do các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam
- D. Phần vốn do cá nhân, tổ chức gửi tiết kiệm trong ngân hàng
Câu 9: Lợi ích công cộng và tài sản của nhà nước có ý nghĩa là?
- A. Để phát triển kinh tế đất nước.
- B. Nâng cao đời sống vật chất.
- C. Nâng cao đời sống tinh thần.
- D. Cả A, B, C.
Câu 10: Lợi ích công cộng gắn liền với những công trình nào sau đây?
- A. Đường quốc lộ
- B. Khách sạn tư nhân
- C. Phòng khám tư
- D. Căn hộ của người dân
Câu 11: Công dân có quyền khiếu trong trường hợp nào sau đây?
- A. Bị nhà trường kỉ luật oan
- B. Điểm bài thi của mình thấp hơn của bạn
- C. Bị bạn cùng lớp đánh gây thương tích
- D. Phát hiện người khác có hành vi cướp đoạn tài sản của Nhà nước
Câu 12: Phát hiện công ty X nhiều lần xả nước thải và khí độc ra môi trường gần khu dân cư chúng ta cần làm gì?
- A. Làm đơn tố cáo với cơ quan chức năng.
- B. Làm đơn khiếu nại với cơ quan chức năng.
- C. Mặc kệ coi như không biết.
- D. Nhắc nhở công ty X.
Câu 13: Điểm chung giữa chủ thể khiếu nại và tố cáo là?
- A. Doanh nghiệp.
- B. Tổ chức.
- C. Công ty.
- D. Cả A, B, C.
Câu 14: Để đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, Nhà nước có những trách nhiệm nào sau đây?
- A. Xử lí và truy tố tất cả các trường hợp bị khiếu nại tố cáo
- B. Xử lí nghiêm minh các hành vi xâm hại lợi ích của nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân
- C. Công dân có thể sử dụng quyền khiếu nại tố cáo để vu khống ai đó
- D. Không bảo vệ người khiếu nại tố cáo
Câu 15: Khiếu nại và tố cáo có ý nghĩa là?
- A. Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp
- B. Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
- C. Là phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- D. Cả A, B, C.
Câu 16: Chị A được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng, sau khi thời gian nghỉ thai sản kết thúc chị tiếp tục đi làm nhưng giám đốc không đồng ý cho chị đi làm vì chị vướng bận con cái nên không có thời gian tập trung vào công việc. Trong trường hợp này chị A cần làm gì để bảo vệ lợi ích của mình?
- A. Làm đơn khiếu nại.
- B. Làm đơn tố cáo.
- C. Chấp nhận nghỉ việc.
- D. Đe dọa Giám đốc.
Câu 17: Khi thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo công dân cần lưu ý điều gì?
- A. Trung thực.
- B. Khách quan.
- C. Thận trọng.
- D. Cả A, B, C.
Câu 18: Điểm khác biệt trong chủ thể về khiếu nại với tố cáo là
- A. Cá nhân.
- B. Tập thể.
- C. Doanh nghiệp.
- D. Công ty.
Câu 19: Hình thức của khiếu nại và tố cáo là?
- A. Trực tiếp.
- B. Đơn, thư.
- C. Báo, đài.
- D. Cả A, B, C.
Câu 20: Quyền khiếu nại tố cáo là một trong những quyền:
- A. quan trọng của mỗi tổ chức cá nhân
- B. quan trọng nhất của công dân
- C. cơ bản của công dân
- D. được pháp luật qui định
Câu 21: Quyền tự do ngôn luận có quan hệ chặt chẽ và thường thể hiện thông qua quyền:
- A. Tự do lập hội
- B. Tự do báo chí
- C. Tự do biểu tình
- D. Tự do hội họp
Câu 22: Quyền tự do ngôn luận được quy định tại cơ quan nào cao nhất?
- A. Hiến pháp.
- B. Quốc hội.
- C. Luật.
- D. Cả A, B, C.
Câu 23: Biểu hiện việc thực hiện sai quyền tự do ngôn luận là?
- A. Tung tin đồn nhảm về dịch lợn tại địa phương.
- B. Nói xấu Đảng, Nhà nước trên facebook.
- C. Viết bài tuyên truyền Đạo Thánh Đức chúa trời trên facebook.
- D. Cả A, B, C.
Câu 24: Học sinh phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp là thể hiện quyền nào?
- A. Quyền tự do ngôn luận.
- B. Quyền khiếu nại.
- C. Quyền tố cáo.
- D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Câu 25: Quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của xã hội được gọi là?
- A. Quyền tự do ngôn luận.
- B. Quyền khiếu nại.
- C. Quyền tố cáo.
- D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Câu 26: Những việc làm nào sau đây cần bị phê phán:
- A. Tuyên truyền để phòng chống tệ nạn xã hội
- B. Đưa thông tin sai sự thật để bôi nhọ người khác
- C. Tuyên truyền, vận động để nhân dân không tin vào mê tín dị đoan
- D. Tuyên tuyền đoàn kết trong nhân dân
Câu 27: Người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự?
- A. Từ đủ 13 tuổi.
- B. Từ đủ 14 tuổi.
- C. Từ đủ 15 tuổi.
- D. Từ đủ 16 tuổi.
Câu 28: Quyền tự do ngôn luận được quy đinh trong:
- A. Hiến pháp và luật báo chí
- B. Hiến pháp và Luật truyền thông
- C. Hiến pháp và bộ luật hình sự
- D. Hiến pháp và bộ luật dân sự
Câu 29: Biểu hiện việc thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là?
- A. Phát biểu ý kiến về việc đóng quỹ của thôn.
- B. Phát biểu ý kiến trong họp tiếp xúc cử tri về vấn đề ô nhiễm môi trường.
- C. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thanh niên.
- D. Cả A, B, C.
Câu 30: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân bị phạt tù bao lâu?
- A. Từ 2 tháng đến 1 năm.
- B. Từ 3 tháng đến 2 năm.
- C. Từ 4 tháng đến 3 năm.
- D. Từ 5 tháng đến 5 năm.
Câu 31: Các quy định của Hiến pháp là nguồn là cơ sở, căn cứ cho tất cả các
- A. Hoạt động
- B. Văn bản
- C. Ngành luật
- D. Ngành kinh tế
Câu 32: Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta được ban hành năm nào?
- A. 1945.
- B. 1946.
- C. 1947.
- D. 1948.
Câu 33: Việc soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tuân theo?
- A. Trình tự và thủ tục đặc biệt
- B. Đa số
- C. Luật hành chính
- D. Sự hướng dẫn của chính phủ
Câu 34: Tính đến nay nước ta có bao nhiêu bản Hiến pháp?
- A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 35: Theo Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 gồm các cơ quan nào?
- A. Cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lí nhà nước.
- B. Cơ quan xét xử.
- C. Cơ quan kiểm sát.
- D. Cả A, B, C.
Câu 36: Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sởcác quy định của hiến pháp, ......... với Hiến pháp?
- A. không được trái
- B. được phép trái
- C. có thể trái
- D. Tất cả các đáp trên đều phù hợp
Câu 37: Nội dụng hiến pháp bao gồm?
- A. Bản chất nhà nước.
- B. Chế độ chính trị.
- C. Chế độ kinh tế.
- D. Cả A, B, C.
Câu 38: Hiến pháp được sửa đổi khi có bao nhiêu đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành?
- A. 1/3.
- B. 2/3.
- C. Ít nhất 1/3.
- D. Ít nhất 2/3.
Câu 39: Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 có bao nhiêu chương và bao nhiêu điều?
- A. 11 chương, 120 điều.
- B. 12 chương, 121 điều.
- C. 13 chương, 122 điều.
- D. 14 chương, 123 điều.
Câu 40: Hiến pháp do cơ quan nào xây dựng?
- A. Quốc hội.
- B. Chủ tịch nước.
- C. Tổng Bí thư.
- D. Chính phủ.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 16:Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh
- Trắc nghiệm GDCD 8 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 1: Tôn trọng lẽ phải
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
- Trắc nghiệm GDCD 8 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 3: Tôn trọng người khác
- Trắc nghiệm GDCD 8 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm GDCD 8 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm GDCD 8 học kì II (P1)