Trắc nghiệm GDCD 8 học kì I (P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 8 học kì I (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hành vi thể hiện tôn trọng lẽ phải là
- A. thấy việc gì có lợi cho mình thì làm, không cần biết đúng sai.
- B. không tham gia vào những việc chung của truờng, lớp.
- C. lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí nhất.
- D. luôn tán thành và làm theo những điều đúng.
Câu 2: Hành vi thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là
- A. tìm hiểu phong tục tập quán của các nước trên thế giới.
- B. chỉ dùng hàng ngoại, không thích dùng hàng của Việt Nam.
- C. bắt chước kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh.
- D. không xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác.
Câu 3: Câu thành ngữ, tục ngữ nói về tính tự lập là
- A. cây ngay không sợ chết đứng.
- B. gió chiều nào che chiều ấy.
- C. nước lã mà vã nên hồ, tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.
- D. kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ.
Câu 4: Ý đúng về nghĩa vụ của con đối với cha mẹ là
- A. con đẻ phải có trách nhiệm lớn hơn con nuôi trong việc nuôi dưỡng cha mẹ.
- B. con trong giá thú có trách nhiệm lớn hơn con ngoài giá thú trong việc nuôi dưỡng cha mẹ.
- C. con trai có trách nhiệm lớn hơn con gái trong việc nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ.
- D. các con đều có bổn phận như nhau trong việc chăm lo, nuôi dưỡng cha mẹ.
Câu 5: Hành vi thể hiện tính liêm khiết là
- A. Nhiệt tình giúp đỡ mọi người mà không tính toán.
- B. Sẵn sàng làm bất cứ việc gì miễn có lợi cho mình.
- C. Muốn được việc phải chịu tốn kém quà cáp.
- D. Chỉ làm việc khi thấy có lợi.
Câu 6: Ý kiến đúng là
- A. học sinh chỉ cần tuân thủ kỉ luật trong nhà trường là đủ.
- B. đi học muộn là hành vi vi phạm pháp luật.
- C. bản nội qui của nhà trường là văn bản pháp luật
- D. phóng nhanh, vượt ẩu gây ra tai nạn giao thông là hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 7: Hành vi không tôn trọng người khác là
- A. nhận xét khuyết điểm của bạn cùng lớp.
- B. chăm chú nhìn người đối diện với mình.
- C. mải làm việc, không biết bạn mình đi qua nên không chào.
- D. làm mất vệ sinh nơi công cộng.
Câu 8: Câu nói về việc giữ chữ tín là
- A. quân tử nhất ngôn.
- B. hứa hươu hứa vượn.
- C. chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời.
- D. chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.
Câu 9: Tính liêm khiết có quan hệ trực tiếp đức tính
- A.Trung thực.
- B. Siêng năng.
- C. Lễ độ.
- D. Khoan dung.
Câu 10: Ý kiến đúng là
- A. Đánh giá cao người khác tức là tự hạ thấp mình.
- B. Tôn trọng người khác là tự tôn trọng mình.
- C. Muốn người khác tôn trọng mình thì phải tìm cách tự đề cao mình.
- D. Không cần tôn trọng người đã mắc khuyết điểm.
Câu 11: Câu có nội dung nói về giữ chữ tín là
- A. Của bền tại người.
- B. Nói lời phải giữ lấy lời. Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
- C. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.
- D. Có cứng mới đứng đầu gió
Câu 12: Ý kiến đúng nhất là
- A. Pháp luật chỉ cần thiết đối với người có tính kỉ luật.
- B. Nội qui của nhà trường, quy định của cơ quan cũng là pháp luật vì mọi người đều phải tuân theo.
- C. Người không biết tôn trọng kỉ luật thì cũng dễ vi phạm pháp luật.
- D. Điều lệ Đội thiếu niên tiền phong cũng có thể coi là pháp luật vì Đội là một tổ chức chính trị cuả tuổi thiếu niên.
Câu 13: Hành vi thể hiện tình bạn trong sáng lành mạnh là
- A. Lan chỉ chơi với các bạn nhà giàu như nhà của mình.
- B. Yến luôn tôn trọng và đối xử bình đẳng với các bạn.
- C. Bình hay cùng nhóm bạn của mình tụ tập, chê bai, nói xấu nhóm bạn khác.
- D. Hoàng chỉ thích chơi với bạn nào học giỏi có thể giúp đỡ mình trong học tập.
Câu 14: Hành vi thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là
- A. Tìm hiểu phong tục tập quán của các nước trên thế giới.
- B. Chỉ dùng hàng ngoại, không thích dùng hàng của Việt Nam.
- C. Bắt chước kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh.
- D. Không xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác.
Câu 15: Việc làm nào thể hiện nếp sống có văn hóa ở cộng đồng dân cư là:
- A.Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình.
- B. Vứt rác bừa bãi.
- C.Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm.
- D. Tụ tập để đánh bạc, hút chích.
Câu 16: Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc học hỏi trong lĩnh vực nào?
- A. Giáo dục và đào tạo.
- B. Kinh tế - xã hội.
- C. Quốc phòng - An ninh.
- D. Khoa học - Kĩ thuật.
Câu 17: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là để:
- A. Đưa đất nước hội nhập với quốc tế
- B. Nước ta sẽ bị lạc hậu
- C. Học hỏi hết tất cả của nước ngoài
- D. Làm nước ta bị mất nền văn hóa riêng
Câu 18: Các hoạt động việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là?
- A. Học cả tiếng Việt và tiếng Anh.
- B. Học hỏi công nghệ hiện đại của Nhật Bản trong chế tạo đồ điện lạnh để ứng dụng ở Việt Nam.
- C. Tìm hiểu các phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.
- D. Cả A, B, C.
Câu 19: Ở các nước phương Tây, lứa tuổi thanh thiếu niên quan hệ tình dục trước hôn nhân khá cao. Ở nước ta hiện nay tình trạng phá thai và kết hôn ở độ tuổi ngày càng tăng nhanh. Thông tin đó nói lên điều gì?
- A. Một số thanh thiếu niên ở Việt Nam học hỏi các yếu tố không tích cực từ các nước phương Tây.
- B. Một số thanh thiếu niên ở Việt Nam học hỏi các yếu tố tích cực từ các nước phương Tây.
- C. Một số thanh niên ở Việt Nam sống vô cảm.
- D. Một số thanh niên ở Việt Nam sống không có trách nhiệm.
Câu 20: Biểu hiện thể hiện sự không tích cực khi tham gia hoạt động chính trị - xã hội?
- A. Luôn luôn tham gia đúng giờ
- B. Tham gia vì thấy lợi ích cho mọi người và bản thân
- C. Nhờ người khác tham gia để được nghỉ
- D. Vận động các bạn cùng tham gia
Câu 21: Vào mỗi dịp nghỉ hè trường Đại học H thường tuyển chọn tình nguyện viên tham gia vào các hoạt động tình nguyện. Biết được thông tin đó V rủ N tham gia cho vui. N hỏi V: Khi đi mình có được cái gì không? N nói với V rằng khi đi mình sẽ được trưởng thành hơn, V cho rằng nếu được giấy khen hay tiền thưởng thì mới đi. Em có suy nghĩ gì về V?
- A. V là người sống vô tâm.
- B. V là người sống vô trách nhiệm.
- C. V là người vô cảm.
- D. V là người không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội và là người thực dụng.
Câu 22: Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa như thế nào?
- A. Cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn.
- B. Rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử; năng lực tổ chức quản lí; năng lực hợp tác.
- C. Cảm thấy yêu đời hơn.
- D. Cảm thấy vui tươi và hạnh phúc.
Câu 23: Hoạt động chính trị - xã hội là … để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội. Trong dấu “…” đó là?
- A. Điều kiện.
- B. Tiền đề.
- C. Động lực.
- D. Yếu tố.
Câu 24: Học sinh cần tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội để:
- A. Hình thành, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng
- B. Rèn luyệ năng lực giao tiếp ứng xử
- C. Năng cao năng lực tổ chức quản lí, năng lực hợp tác ..
- D. Tất cả các ý trên
Câu 25: Những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người được gọi là?
- A. Hoạt động hành chính.
- B. Hoạt động chính trị - xã hội.
- C. Hoạt động nhân văn.
- D. Hoạt động nhân đạo.
Câu 26: Biểu hiện tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội là?
- A. Vận động người dân trong xóm quét dọn khuôn viên nhà văn hóa sạch sẽ vào cuối tuần.
- B. Vận động người dân, bạn bè giúp đỡ gia đình gặp khó khăn trong xóm.
- C. Dạy các em nhỏ tập thiếu niên vào dịp hè.
- D. Cả A, B, C.
Câu 27: Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của B thể hiện điều gì?
- A. B là người không giữ chữ tín.
- B. B là người giữ chữ tín.
- C. B là người không tôn trọng người khác.
- D. B là người tôn trọng người khác.
Câu 28: Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người cần phải làm gì?
- A. Làm tốt chức trách, nhiệm vụ.
- B. Giữ đúng lời hứa.
- C. Đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh.
- D. Cả A, B, C.
Câu 29: Câu tục ngữ: Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay nói đến điều gì
- A. Lòng chung thủy.
- B. Lòng trung thành.
- C. Giữ chữ tín.
- D. Lòng vị tha.
Câu 30: Bà P mở cửa hàng bán rau sạch bà quan niệm rằng mặc dù lãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch là niềm vui cho mọi người, bảo vệ sức khỏe mọi người. Nhiều lần bà C ngỏ lời bảo bà P nhập thêm rau Trung Quốc cho rẻ, mã đẹp và thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Việc làm đó của bà P thể hiện điều gì?
- A. Bà P là người giữ lời hứa.
- B. Bà P là người thật thà.
- C. Bà P là người giữ chữ tín.
- D. Bà P là người tốt bụng.
Câu 31: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là?
- A. Liêm khiết.
- B. Công bằng.
- C. Lẽ phải.
- D. Giữ chữ tín.
Câu 32: Biểu hiện của giữ chữ tín là?
- A. Giữ đúng lời hứa.
- B. Không buôn bán hàng kém chất lượng.
- C. Quyết tâm làm cho đến cùng.
- D. Cả A, B, C.
Câu 33: Vào lúc 12h đêm nhà hàng xóm vẫn bật nhạc hát karaoke. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
- A. Mặc kệ.
- B. Sang đánh nhà hàng xóm.
- C. Sang chửi nhà hàng xóm.
- D. Sang nhà hàng xóm khuyên họ tắt máy vì đêm đã khuya nên để mọi người ngủ.
Câu 34: Các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác:
- A. Đi nhẹ, nói khẽ đi vào bệnh viện
- B. Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp nhiều bất hạnh
- C. Kính trọng và vâng lời ông bà, cha mẹ.
- D. Tất cả các ý trên
Câu 35: Những hành vi nào sau đây thể hiện không tôn trọng người khác:
- A. Đi nhẹ, nói khẽ trong bệnh viện
- B. Châm chọc, chế giễu người khuyết tật.
- C. Biết lắng nghe ý kiến của mọi người.
- D. Tự nhận lỗi về mình
Câu 36: Biểu hiện của không tôn trọng lẽ phải là?
- A. Chặt rừng lấy gỗ làm nhà.
- B. Dung túng cho kẻ giết người.
- C. Đánh chửi cha mẹ.
- D. Cả A, B, C.
Câu 37: Người tôn trọng lẽ phải là người:
- A. Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực
- B. Không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
- C. Có cách cư xử phù hợp
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 38: Câu nói : “ Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận” ( Descartes ) thể hiện đức tính gì ?
- A. Liêm khiết
- B. Tôn trọng lẽ phải
- C. Tôn trọng pháp luật
- D. Giữ chữ tín
Câu 39: Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là?
- A. Tôn trọng lẽ phải.
- B. Tiết kiệm.
- C. Lẽ phải.
- D. Khiêm tốn
Câu 40: Lẽ phải là gì?
- A. Là những điều được coi là đúng đắn
- B. Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích của xã hội
- C. Là những điều được coi là phù hợp
- D. Là những lợi ích chung của xã hội
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 16:Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh
- Trắc nghiệm GDCD 8 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 1: Tôn trọng lẽ phải
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
- Trắc nghiệm GDCD 8 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 3: Tôn trọng người khác
- Trắc nghiệm GDCD 8 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm GDCD 8 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm GDCD 8 học kì II (P1)