Trắc nghiệm GDCD 8 học kì II (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 8 học kì II (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tệ nạn nguy hiểm nhất là?
- A. Cờ bạc.
- B. Ma túy.
- C. Mại dâm.
- D. Cả A, B, C.
Câu 2: Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm chiếm đoạt chất ma túy thì bị phạt bao nhiêu năm?
- A. Từ 1 năm đến 3 năm.
- B. Từ 3 năm đến 5 năm.
- C. Từ 2 năm đến 7 năm.
- D. Từ 2 năm đến 5 năm.
Câu 3: Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bao nhiêu năm tù?
- A. 12 năm.
- B. 13 năm.
- C. 14 năm.
- D. 15 năm.
Câu 4: Đâu không phải là tác hại của tệ nạn xã hội
- A. Làm rối loạn trật tự xã hội
- B. Là nguyên nhân lây truyền HIV-AIDS
- C. Giữ gìn an ninh trật tự xã hội
- D. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình
Câu 5: Người bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?
- A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
- B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
- C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
- D. Từ đủ 20 tuổi trở lên.
Câu 6: Nếu bạn thân của em mắc khuyết điểm em sẽ chọn phương án nào?
- A.Bỏ qua cho bạn
- B. Báo cáo Cô giáo CN xử lí
- C. Xa lánh không chơi với bạn
- D. Chỉ rõ cái sai và giúp bạn sửa sai
Câu 7: Biểu hiện của người liêm khiết
- A. Bố mẹ tôi làm giàu bằng sức lao động của mình
- B. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích
- C. Sẵn sàng dùng tiền bạc để tháo gỡ những khó khăn trong cuộc sống
- D. Chỉ làm việc gì khi có lời cho gia đình mình
Câu 8: Hoạt động nào sau đây không thuộc loại hoạt động chính trị xã hội
- A. Giữ vệ sinh môi trường
- B. Hoạt động thể thao văn nghệ
- C. Tham gia công việc gia đình
- D. Giữ gìn trật tự trị an
Câu 9: Trường hợp nào thể hiện tình bạn trong sáng, lành mạnh ?
- A. Tụ tâp ăn chơi
- B. Bao che cho nhau
- C. Giúp nhau cùng tiến bộ
- D. Giúp đỡ nhau khi làm bài kiểm tra
Câu 10 : Em đồng ý với việc làm nào ?
- A. Tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn hoá các nước
- B. Không xem nghệ thuật dân tộc
- C. Dùng tiếng Việt xen lẫn tiếng nước ngoài
- D. Bắt chước kiểu tóc của ngôi sao điện ảnh
Câu 11: Trong các câu tục ngữ sau câu nào biểu hiện sự tôn trọng người khác ?
- A. Ăn cháo đá bát
- B. Qua cầu rút ván
- C. Kính trên nhường dưới
- D. Phép vui thua lệ làng
Câu 12: Hành động nào sau đây vi phạm kỉ luật ?
- A. Công nhân tự ý nghĩ việc
- B. Tổ chức đánh bạc
- C. Buôn ma tuý.
- D. Bán hàng quốc cấm
Câu 13: Pháp luật nước ta do ai bàn hành ?
- A. Hội đồng nhân dân các cấp
- B. Quốc hội
- C. Các cơ quan nhà nước
- D. Nhà nước
Câu 14: Những hành vi sau, hành vi nào vi phạm pháp luật
- A. Buôn bán phụ nữ, trẻ em
- B. Tổ chức người đi lao động nước ngoài.
- C. Đi du học tự túc
- D. Cả 3 câu A, B, C
Câu 15: Em chọn cách cư xử nào dưới đây trong quan hệ bạ bè khác giới
- A. Luôn chiều theo mọi yêu cầu của bạn
- B. Cứ vô tư coi bạn như cùng giới với mình
- C. Trân trọng những đặc điểm khác giới của bạn
- D. Coi bạn là người yêu của mình
Câu 16: Những hoạt động nào sau đây là hoạt động chính trị - xã hội ?
- A. Học tập văn hoá
- B. Bảo vệ môi trường ở cộng đồng
- C. Luyện tập thể dục
- D. Cả 3 câu A, B, C
Câu 17: Những di sản nào được công nhận là di sản văn hoá thế giới ?
- A. Chùa một cột
- B. Cố đô Huế
- C. Ngũ hành sơn
- D. Cả 3 câu A, B, C
Câu 18: Khoản 2 điều 132 Bộ luật hình sự thể hiện đặc điêm gì của pháp luật?
- A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính xác định chặt chẽ.
- C. Tính bắt buộc.
- D. Cả A, B, C.
Câu 19: Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?
- A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính xác định chặt chẽ.
- C. Tính bắt buộc.
- D. Cả A, B, C.
Câu 20: Điều bao nhiêu của Hiến pháp quy định về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân nhưng khiếu nại, tố cáo phải đúng luật.
- A. Điều 71
- B. Điều 72
- C. Điều 73
- D. Điều 74
Câu 21: Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội nói đến nội dung nào của pháp luật?
- A. Khái niệm pháp luật.
- B. Vai trò của pháp luật.
- C. Đặc điểm của pháp luật.
- D. Bản chất của pháp luật.
Câu 22: Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người, có tính phổ biến chung, được áp dụng nhiều lần trong phạm vi rộng lớn thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?
- A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính xác định chặt chẽ.
- C. Tính bắt buộc.
- D. Cả A, B, C.
Câu 23: Luật hôn nhân và gia đình quy định nữ đủ 18 tuổi mới được kết hôn, điều đó thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?
- A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính xác định chặt chẽ.
- C. Tính bắt buộc.
- D. Cả A, B, C.
Câu 24: Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực, bắt buộc mọi người phải tuân theo, không phụ thuộc vào sở thích của bất cứ ai thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?
- A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính xác định chặt chẽ.
- C. Tính bắt buộc.
- D. Cả A, B, C.
Câu 25: Những việc làm nào sau đây cần bị phê phán:
- A. Tuyên truyền để phòng chống tệ nạn xã hội
- B. Đưa thông tin sai sự thật để bôi nhọ người khác
- C. Tuyên truyền, vận động để nhân dân không tin vào mê tín dị đoan
- D. Tuyên tuyền đoàn kết trong nhân dân
Câu 26: Người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự?
- A. Từ đủ 13 tuổi.
- B. Từ đủ 14 tuổi.
- C. Từ đủ 15 tuổi.
- D. Từ đủ 16 tuổi.
Câu 27: Quyền tự do ngôn luận được quy đinh trong:
- A. Hiến pháp và luật báo chí
- B. Hiến pháp và Luật truyền thông
- C. Hiến pháp và bộ luật hình sự
- D. Hiến pháp và bộ luật dân sự
Câu 28: Biểu hiện việc thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là?
- A. Phát biểu ý kiến về việc đóng quỹ của thôn.
- B. Phát biểu ý kiến trong họp tiếp xúc cử tri về vấn đề ô nhiễm môi trường.
- C. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thanh niên.
- D. Cả A, B, C.
Câu 29: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân bị phạt tù bao lâu?
- A. Từ 2 tháng đến 1 năm.
- B. Từ 3 tháng đến 2 năm.
- C. Từ 4 tháng đến 3 năm.
- D. Từ 5 tháng đến 5 năm.
Câu 30: Hành vi nào thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận:
- A. Phát ngôn thoải mái không cần nghĩ đến hậu quả
- B. Các đại biểu chất vấn các bộ trưởng tại Quốc hội
- C. Cãi nhau, chửi bới và xúc phạm nhau
- D. Không chịu trách nhiệm trong lời nói của mình
Câu 31: Hiện nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước thường lợi dụng quyền con người (QCN), đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, báo chí và tự do Internet để vu cáo Việt Nam là “chế độ độc tài toàn trị”; “Việt Nam vi phạm các công ước quốc tế về quyền con người mà họ đã ký kết”, “Việt Nam kiểm soát và kiểm duyệt gắt gao báo chí, tự do Internet”; Việt Nam “bắt bớ nhiều blogger”; “bịt miệng những người… yêu nước”. Những thông tin trên nói về vi phạm đến quyền nào?
- A. Quyền tự do ngôn luận.
- B. Quyền khiếu nại.
- C. Quyền tố cáo.
- D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Câu 32: Hành vi nào sau đây thể hiện biết giữ gìn sức khỏe ?
- A. Hút thuốc lá
- B. Luyện tập thể dục thể thao
- C. Uống rượu bia
- D. Thức khuya
Câu 33: Câu tục ngữ nhất tự vi sư, bán tự vi sư thể hiện đức tính gì ?
- A. Yêu thương con người.
- B. Trung thực.
- C. Biết ơn.
- D. Tự trọng
Câu 34: Câu thành ngữ thành ngữ nào sau đây chỉ đức tính lễ độ:
- A. Thương người như thể thương thân
- B. Lá lành đùm lá rách
- C. Ân đền, nghĩa trả
- D. Kính trên, nhường dưới
Câu 35: Biểu hiện của tôn trọng kỉ luật là:
- A. Tự giác làm việc
- B. Đi học đúng giờ
- C. Không chấp hành sự phân công
- D. Nhiệt tình trong công việc
Câu 36: Em đồng tình với quan điểm nào sau đây ?
- A. Học tập để trở thành con người chân chính
- B. Học tập chỉ vì tương lai của bản thân
- C. Học tập chỉ vì lợi ích trước mắt
- D. Học tập để sau này có được nhiều tiền
Câu 37: Biểu hiện nào sau đây thể hiện lịch sự, tế nhị ?
- A. Nói to át tiếng người khác
- B. Chen lấn, xô đẩy người khác ở nơi công cộng
- C. Chê bai, chế giễu người khác
- D. Nói năng lễ phép, từ tốn
Câu 38: Hành động nào sau đây thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
- A. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm.
- B. Sử dụng súng AK để tập huấn quân sự.
- C. Nhà máy do Bộ Công an quản lý sản xuất pháo hoa để bắn chào mừng dịp tết nguyên đán.
- D. Cả A, B, C.
Câu 39: Thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột là
- A. Vũ khí
- B. Chất độc hại
- C. Chất thải
- D. Chất nổ
Câu 40: Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình em sẽ làm gì?
- A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm cách xử lí.
- B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
- C. Mời bạn bè mua pháo.
- D. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 16:Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh
- Trắc nghiệm GDCD 8 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 1: Tôn trọng lẽ phải
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng
- Trắc nghiệm GDCD 8 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
- Trắc nghiệm công dân 8 bài 3: Tôn trọng người khác
- Trắc nghiệm GDCD 8 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm GDCD 8 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm GDCD 8 học kì II (P1)