Trắc nghiệm hóa 11 chương 3: Cacbon- silic (P3)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm hóa học 11 chương 3: Cacbon- silic (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nguyên tố C có các dạng thù hình là:

  • A. Kim cương, than chì, cacbon vô định hình
  • B. Kim cương, than chì, Flueren, cacbon vô định hình
  • C. Kim cương, than chì, than đá
  • D. Than đá, than mỡ, than gỗ, than hoa,...

Câu 2: Người ta thường dùng cát để làm khuôn đúc kim loại, biết cát là SiO. Để làm sạch hoàn toàn những hạt cát bám trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại có thể dùng dung dịch nào sau đây?

  • A. Dung dịch HCl
  • B. Dung dịch HF
  • C. Dung dịch NaOH loãng
  • D. Dung dịch HSO$_{4}$

Câu 3: Để đề phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta dùng chất hấp phụ là:

  • A. Đồng (II) oxit và mangan oxit
  • B. Đồng (II) oxit và và magie oxit
  • C. Đồng (II) oxit và than hoạt tính
  • D. Than hoạt tính

Câu 4: Vật liệu dưới đây được dùng để chế tạo ruột bút chì ?

  • A. Chì.
  • B. Than đá.
  • C. Than chì.
  • D. Than vô định hình.

Câu 5: Trong bình kín chứa 0,5 mol CO và m gam Fe3O4. Đun nóng bình cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khí trong bình có tỉ khối so với khí CO ban đầu là 1,457. Giá trị của m là

  • A. 17,4.
  • B. 11,6.
  • C. 22,8.
  • D. 23,2

Câu 6: "Thủy tinh lỏng" là

  • A. silic đioxit nóng chảy.
  • B. dung dịch đặc của Na2SiO3 và K2SiO3.
  • C. dung dịch bão hòa của axit silixic.
  • D. thạch anh nóng chảy.

Câu 7: Nhiệt phân hết 4,84g X gồm KHCO3 và NaHCO3 đến phản ứng hoàn toàn được 0,56 lít khí đktc. Tìm phần trăm khối lượng của NaHCO3 trong X:

  • A. 16,02%
  • B. 17,36%
  • C. 18,00%
  • D. 14,52%

Câu 8: Dãy gồm các chất vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH là

  • A. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2.
  • B. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2.
  • C. KHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3.
  • D. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2.

Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng: NaCl → (X) → NaHCO3 → (Y) → NaNO3. X và Y có thể là các chất nào sau đây?

  • A. NaOH và NaClO.
  • B. Na2CO3 và NaClO.
  • C. NaClO3 và Na2CO3.
  • D. NaOH và Na2CO3.

Câu 10: Dạng tồn tại nào sau của cacbon hoạt động hơn cả về mặt hóa học?

  • A. kim cương.
  • B. than chì.
  • C. cacbon vô định hình.
  • D. tất cả các dạng hoạt động hóa học như nhau.

Câu 11: Khẳng định nào sau đây sai?

  • A. Hầu hết các muối silicat đều không tan (trừ muối của kim loại kiềm, muối amoni).
  • B. Silicagen là axit silixic mất nước một phần.
  • C. Axit silixic là axit yếu nhưng mạnh hơn axit cacbonic.
  • D. Tất cả muối silicat của kim loại kiềm đều bị thủy phân mạnh.

Câu 12: Cho 200 ml dd Ca(OH)2 3M vào 500 ml dd KHCO31M, phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A. 30
  • B. 40
  • C. 60.
  • D. 50

Câu 13: Dẫn luồng khí CO qua hổn hợp Al2O3, MgO, Fe2O3, CuO (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là

  • A. Al2O3, MgO, Fe, Cu
  • B. Al,Fe,Cu,Mg
  • C. Al2O3, Mg, Fe, Cu
  • D. Al2O3, MgO, Fe3O4, Cu

Câu 14: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào cacbon đóng vai trò vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa?

  • A. C + HNO3 đặc nóng
  • B. C + H2SO4 đặc nóng
  • C. CaO + C 70 câu trắc nghiệm Cacbon, Silic có lời giải chi tiết (cơ bản - phần 1)
  • D. C + O2 → CO2

Câu 15: Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (ở đktc), sau phản ứng thu được 1,12 gam Fe và 0,03 mol khí CO2. Công thức của X và giá trị V lần lượt là

  • A. Fe3O4 và 0,224.
  • B. Fe3O4 và 0,672.
  • C. Fe3O4 và 0,448.
  • D. FeO và 0,224.

Câu 16: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 .Cho khí CO qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư, đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 4 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 1,008 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 18 gam muối. Giá trị của m là:

  • A. 7,12
  • B. 13,52
  • C. 6,8
  • D. 5,68

Câu 17: Nung m gam hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat trung tính của 2 kim loại A và B đều có hóa trị 2. Sau một thời gian thu được 3,36 lít CO2 đktc và còn lại hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HCl dư rồi cho khí thoát ra hấp thụ hết bởi dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 15 gam kết tủa, phần dung dịch đem cô cạn thu được 32,5 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là:

  • A. 30,8 gam
  • B. 29,2 gam
  • C. 29,8 gam
  • D. 30,2 gam

Câu 18: Cho từ từ 150 ml dung dịch HCl 1M vào 500 ml dung dịch A gồm Na2CO3 và NaHCO3 thì thu được 1,008 lít khí (điều kiện chuẩn) và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 29,55 gam kết tủa. Nồng độ mol của Na2CO3 và NaHCO3 trong dung dịch A lần lượt là:

  • A. 0,18M và 0,26M
  • B. 0,21M và 0,18M
  • C. 0,21M và 0,32M
  • D. 0,2M và 0,4M

Câu 19: Thổi dòng khí CO đi qua ống sứ chứa 6,1 gam hỗn hợp A gồm CuO, Al2O3 và một oxit của kim loại R đốt nóng, tới khi phản ứng hoàn toàn thì chất rắn còn lại trong ống có khối lượng 4,82 gam. Toàn bộ lượng chất rắn này phản ứng vừa đủ với 150 ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng thấy thoát ra 1,008 lít khí H2 (ở đktc) và còn lại 1,28 gam chất rắn không tan. Xác định công thức oxit của R trong hỗn hợp A.

  • A. Fe3O4
  • B. FeO
  • C. Fe2O3
  • D. ZnO

Câu 20: Hỗn hợp X gồm RCO3 và R’CO3. Nung m gam hỗn hợp X một thời gian thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và còn lại chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch B và V lít khí CO2. Cho V lít khí CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 9,85 gam gam kết tủa và dung dịch D. Đun nóng dung dịch D thu được tối đa 9,85 gam kết tủa nữa. Phần dung dịch B đem cô cạn thu được 38,15 gam muối khan. Tính m.

  • A. 34,85
  • B. 31,75
  • C. 32,25
  • D. 33,15
Xem đáp án
  • 3 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021