Trắc nghiệm hóa 11 chương 3: Cacbon- silic (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm hóa học 11 chương 3: Cacbon- silic (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Loại than nào sau đây không có trong thiên nhiên?
- A. than chì
- B. than cốc
- C. than nâu
- D. than antranxit
Câu 2: Kim cương và than chì là các dạng
- A. đồng hình của cacbon.
- B. đồng vị của cacbon.
- C. thù hình của cacbon.
- D. đồng phân của cacbon.
Câu 3: Nhận định nào sau đây về muối cacbonat là đúng nhất?
Tất cả muối cacbonat đều:
- A. tan trong nước
- B. bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon đioxit
- C. bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm
- D. không tan trong nước
Câu 4: Cacbon monooxit thuộc loại oxit nào sau đây?
- A. oxit axit.
- B. oxit bazơ .
- C. oxit lưỡng tính.
- D. oxit trung tính.
Câu 5: Trong nhóm IVA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, theo chiều từ C đến Pb, nhận định nào sau đây là đúng?
- A. Độ âm điện giảm dần
- B. Tính phi kim giảm dần, tính kim loại tăng dần
- C. Bán kính nguyên tử giảm dần
- D. Số oxi hóa cao nhất là +4
Câu 6: Cacbon vô định hình được điều chế từ than gỗ hay gáo dừa có tên là than hoạt tính. Tính chất nào của than hoạt tính giúp con người chế tạo các thiết bị phòng độc, lọc nước ?
- A. Than hoạt tính dễ cháy.
- B. Than hoạt tính có cấu trúc lớp.
- C. Than hoạt tính có khả năng hấp phụ cao.
- D. Than hoạt tính có khả năng hòa tan tốt trong nhiều dung môi.
Câu 7: Cho 11,6 gam hỗn hợp gồm oxit và muối cacbonat của kim loại kiềm R. Hòa tan hết hỗn hợp trên cần vừa đủ 0,2 mol HCl. Kim loại R là
- A. Na.
- B. Li.
- C. Cs.
- D. K.
Câu 8: Cho m gam hỗn hợp Na2CO3 và Na2SiO3 vào lượng dư dung dịch HCl thu được 3,36 lít khí X và 3,9 gam kết tủa Y. Giá trị của m là
- A. 22.
- B. 28,1.
- C. 22,8.
- D. 15,9.
Câu 9: Nung nóng 50 gam NaOH với 40 gam cát khô (chứa SiO2 và tạp chất trơ) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X vào nước dư thu được dung dịch Y và một phần cặn không tan. Hấp thụ 2,24 lít khí CO2 vào dung dich Y, thu được 5,85 gam kết tủa. hàm lượng SiO2 trong cát là
- A. 90%.
- B. 96%.
- C. 75%.
- D. 80%.
Câu 10: Nhận xét nào sau đây không đúng về muối cacbonat?
- A. Là muối của axit cacbonic.
- B. Muối cacbonat của các kim loại kiềm đều tan.
- C. Đa số muối hiđrocacbonat đều tan.
- D. Muối cacbonat đều bền với nhiệt.
Câu 11: “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là
- A. CO rắn.
- B. SO2 rắn.
- C. H2O rắn.
- D. CO2 rắn.
Câu 12: Cho dãy các chất sau: CO2, CO, SiO2, NaHCO3, NH4Cl. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch NaOH loãng, ở nhiệt độ thường là
- A. 5.
- B. 4.
- C. 3.
- D. 2.
Câu 13: Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào sai?
- A. 3CO + Fe2O3 3CO2 + 2Fe
- B. CO + Cl2 COCl2
- C. 3CO + Al2O3 3CO2 + 2Al
- D. 2CO + O2 2CO2
Câu 14: Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (ở đktc), sau phản ứng thu được 33,6 gam Fe và 17,92 lít khí CO2 (đktc). Công thức của X và giá trị V lần lượt là
- A. Fe3O4 và 17,92.
- B. Fe3O4 và 8,96
- C. FeO và 8,96
- D. Fe2O3 và 17,92.
Câu 15: Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:
X X1+ CO2
X1+ H2O → X2
X2+ Y → X+ Y1+ H2O
X2+ 2Y → X + Y2+ 2H2O
Hai muối X, Y tương ứng là:
- A. BaCO3, Na2CO3
- B. CaCO3, NaHSO4
- C. MgCO3, NaHCO3
- D. CaCO3, NaHCO3
Câu 16: Sục khí CO2 vào dd nước vôi trong, hiện tượng xảy ra:
- A. Có kết tủa ngay, lượng kết tủa tăng dần qua một cực đại rồi sau đó tan trở lại hết.
- B. Một lúc mới có kết tủa, lượng kết tủa tăng dần qua một cực đại rồi lại giảm.
- C. Có kết tủa ngay, nhưng kết tủa tan trở lại ngay sau khi xuất hiện.
- D. Có kết tủa ngay, lượng kết tủa tăng dần đến một giá trị không đổi.
Câu 17: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO dư nung nóng thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan hết toàn bộ Y bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,96 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Phần trăm thể tích khí CO trong X là:
- A. 18,42%
- B. 28,57%
- C. 14,28%
- D. 57,15%
Câu 18: Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/l thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 dư rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là:
- A. 0,08 và 4,8
- B. 0,04 và 4,8
- C. 0,14 và 2,4
- D. 0,07 và 3,2
Câu 19: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
- A. 4,48 .
- B. 3,36.
- C. 2,24.
- D. 1,12.
Câu 20: Trong các phản ứng hoá học sau đây, phản ứng nào sai?
- A. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
- B. SiO2 + 4HCl → SiCl4 + 2H2O
- C. SiO2 + 2C Si + 2CO
- D. SiO2 + 2Mg Si + MgO
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm hóa học 11: bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- Trắc nghiệm hóa 11 chương 8: Dẫn xuất halogen - ancol - phenol (P1)
- Trắc nghiệm hóa 11 chương 2: Nito- Photpho (P3)
- Trắc nghiệm hóa học 11 bài 2: Axit, bazơ, muối (P2)
- Trắc nghiệm hóa học 11 bài 26: Xicloankan
- Trắc nghiệm hóa 11 chương 1: Sự điện li (P2)
- Trắc nghiệm hóa học 11 bài 16: Hợp chất của cacbon
- Trắc nghiệm hóa 11 chương 2: Nito- Photpho (P1)
- Trắc nghiệm hóa học 11 bài 32 Ankin
- Trắc nghiệm hóa học 11 bài 40: Ancol
- Trắc nghiệm Hoá học 11 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm hóa 11 chương 8: Dẫn xuất halogen - ancol - phenol (P3)