Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 9 bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) được tổ chức tại đâu?

  • A. Sài Gòn.
  • B. Hương Cảng (Trung Quốc)
  • C. Moskva (Nga)
  • D. Băng Cốc (Thái Lan).

Câu 2: Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản là do

  • A. Phong trào công nhân đã phát triển đến trình độ hoàn toàn tự giác.
  • B. Phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ lớn.
  • C. Tổng bộ Hội cách mạng Thanh niên nêu ra yêu cầu hợp nhất.
  • D. Các tổ chức cộng sản trong nước đề nghị hợp nhất thành một đảng.

Câu 3: Tại hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?

  • A. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản đảng.
  • B. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
  • C. Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
  • D. An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Câu 4: Vì sao sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?

  • A. Kết thức thời kỳ phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
  • B. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên lãnh đạo cách mạng.
  • C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
  • D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.

Câu 5: Nội dung của Hội nghị thành lập Đảng:

  • A. Thông qua Luận cương Chính trị của Đảng.
  • B. Thông qua Chính cương, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng và chỉ định Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời.
  • C. Bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời
  • D. Quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương

Câu 6: Có tổ chức nào không tham gia Hội nghị thành lập Đảng?

  • A. Đông Dương Cộng sản Đảng.
  • B. An Nam Cộng sản đảng.
  • C. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
  • D. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

Câu 7: Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (3/2/1930) đã thống nhất đặt tên Đảng là gì?

  • A. Đông Dương Cộng sản Đảng
  • B. Đảng Lao động Việt Nam
  • C. Đảng Cộng sản Việt Nam
  • D. Đảng Cộng sản Đông Dương

Câu 8: Tổ chức cách mạng nào dưới đây được coi là tiền thân chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam?

  • A. Việt Nam Quang phục hội.
  • B. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
  • C. Việt Nam Quốc dân đảng.
  • D. Đông Dương Cộng sản đảng.

Câu 9: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp:

  • A. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào dân tộc, dân chủ.
  • B. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân,
  • C. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước,
  • D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào nông dân.

Câu 10: Đảng Cộng sản ra đời do tác động của nhiều yếu tố, yếu tố nào sau đây không đúng?

  • A. Sự phát triển của phong trào yêu nước Việt Nam
  • B. Sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng.
  • C. Sự phổ biến chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam.
  • D. Sự phát triển tự giác phong trào công nhân Việt Nam.

Câu 11: Tham dự hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (3/2/1930) có đại biểu của?

  • A. Đông Dương Cộng sản Đảng
  • B. An Nam Cộng sản Đảng
  • C. Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn
  • D. Câu a và b đều đúng

Câu 12: Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương là ai?

  • A. Nguyễn Ái Quốc.
  • B. Hồ Tùng Mậu.
  • C. Trịnh Đình Cửu.
  • D. Trần Phú.

Câu 13: Đâu không phải là hạn chế trong Luận cương chính trị của Trần Phú?

  • A. Không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp.
  • B. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tư sản, tiểu tư sản, địa chủ dân tộc.
  • C. Chưa xác định rõ kẻ thù của dân tộc.
  • D. Xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản.

Câu 14: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là

  • A. Luân cương chính trị.
  • B. Tuyên ngôn thành lập Đảng.
  • C. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.
  • D. Bản yêu sách của nhân dân An Nam.

Câu 15: Nội dung chủ yếu của cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là gì?

  • A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN
  • B. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
  • C. Làm cách mạng giải phóng dân tộc sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội.
  • D. a và b đúng

Câu 16: Tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nội dung của:

  • A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
  • B. Điều lệ của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo.
  • C. Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
  • D. Luận cương Chính trị 1930 do Trần Phú khởi thảo.

Câu 17: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc Luận cương Chính trị (10/1930)?

  • A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN
  • B. Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản theo chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo
  • C. Cách mạng Việt Nam là một bộ phân của cách mạng thế giới
  • D. Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công nông, đồng thời phải biết liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông... để kéo họ vào phe vô sản giai cấp

Câu 18: Những điểm hạn chế cơ bản của Luận cương chính trị 1930?

  • A. Chưa nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc.
  • B. Nặng về đấu tranh giai cấp.
  • C. Chứa thấy rõ được khả năng cách mạng của các tầng lớp khác ngoài công nông.
  • D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 19: Việc chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX được đánh dấu bằng sự kiện

  • A. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
  • B. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại và sự tan rã của Việt Nam Quốc dân Đảng.
  • C. Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc-xai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”.
  • D. Đảng Cộng sản Viêt Nam được thành lập với Cương lĩnh chính trị đúng đắn.

Câu 20: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam có điểm khác gì so với Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương?

  • A. Khẳng định vai trò lãnh đạo thuộc về chính đảng vô sản.
  • B. Xác định được công nhân và nông dân là lực lượng cách mạng.
  • C. Đánh giá đúng khả năng chống đế quốc của giai cấp bóc lột.
  • D. Xác định đúng nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ đế quốc.

Câu 21: Việc ba tổ chức Cộng sản có sự chia rẽ, sau đó được hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) để lại kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?

  • A. Xây dựng khối liên minh công-nông vững chắc.
  • B. Xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi.
  • C. Kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
  • D. Luôn chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ

Câu 22: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (3/2/1930) được thể hiện như thế nào?

  • A. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam
  • B. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên đê hội nghị thông qua
  • C. Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam
  • D. Câu a và b đúng

Câu 23: Lực lượng cách mạng để đánh đổ đế quốc và phong kiến được nêu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là gì?

  • A. Công nhân và nông dân.
  • B. Công nhân, nông dân và các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, trung nông
  • C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sẩn và địa chủ phong kiến.
  • D. Công nhân, nông dân, tư sản

Câu 24: Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là gì?

  • A. Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
  • B. Thực hiện cuộc cách mạng ruộng đất cho triệt để
  • C. Tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc
  • D. Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng làm cách mạng dân tộc.
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 18: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời


  • 122 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021