Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Phong cách ngôn ngữ hành chính
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Phong cách ngôn ngữ hành chính. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ngôn ngữ hành chính là gì?
- A. Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế (gọi chung là cơ quan), hoặc giữa cơ quan với cá nhân, hay giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở pháp lý.
- B. Là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học, trong phạm vi giao tiếp của lĩnh vực khoa học.
- C. Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức.
Câu 2: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản hành chính?
- A. Nghị định của Chính phủ. Gần với nghị định là có các văn bản khác của cơ quan nhà nước như pháp lệnh, nghị quyết, thông tư, thông cáo, chỉ thị, quyết định,..
- B. Giấy chứng nhận, gần với giấy chứng nhận có văn bằng, chứng chỉ, giấy khai sinh,...
- C. Gần với đơn có bản khai báo, báo cáo, biên bản,..
- D. Bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học dân gian
Câu 3: Một số đặc điểm tiêu biểu về ngôn ngữ của các loại văn bản hành chính là:
- A. Cách trình bày: các văn bản đều được soạn thảo theo một kết cấu thống nhất, thường có ba phần theo một khuôn mẫu nhất định
- B. Về từ ngữ: có một lớp từ ngữ cần được dùng với tầng suất cao
- C. Về kiểu câu: Có những văn bản tùy dài nhưng chỉ là kết cấu của một câu
- D. Tất cả các ý trên
Câu 4: Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính
- A. Tính khuôn mẫu, tính minh xác, tính công vụ
- B. Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể
- C. Tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cả thể
Câu 5: Tính khuôn mẫu của phong cách ngôn ngữ hành chính thể hiện như thế nào?
- A. Kết cấu văn bản thống nhất, thường gồm ba phần: phần đầu, phần chính và phần cuối
- B. Kết cấu văn bản thống nhất, thường gồm ba phần: phần mở, phần thân và phần kết
- C. Kết cấu văn bản thống nhất, thường gồm ba phần: phần đề, phần thực và phần kết luận
Câu 6: Những nội dung sau đây thuộc phần nào trong kết cấu của văn bản hành chính
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Tên cơ quan ban hành văn bản, bên dưới là số hiệu văn bản
- Địa điểm, thời gian ban hành văn bản
- A. Phần mở
- B. Phần chính
- C. Phần cuối
Câu 7: Văn bản hành chính có rất nhiều loại nên cách trình bày cũng có thể có những điểm khác biệt nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung các văn bản hành chính đều mang tính khuôn mẫu thống nhất. Biểu hiện rõ nhất của tính khuôn mẫu là nhiều loại văn bản có mẫu chung, được in sẵn; khi dùng, người ta chỉ cần điền nội dung cụ thể, ví dụ: giấy khai sinh, hợp đồng,...Đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 8: Tính minh xác của phong cách ngôn ngữ hành chính được thể hiện như thế nào?
- A. Văn bản hành chính viết ra chủ yếu để thực thi, do vậy cần phải thực sự minh xác. Mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý. Văn bản hành chính không dùng các phép tu từ hoặc lối diễn đạt hàm ý.
- B. Văn bản hành chính là chứng tích pháp lý nên không thể tùy tiện xóa bỏ thay đổi, sửa chữa. Đòi hỏi sự chính xác tưgf dấu chấm, phẩy,..đối với một số văn bản cần phải đúng từng chữ ký, cả về thời gian có hiệu lực. Nội dung phải soạn theo những căn cứ pháp lý rõ ràng, nghiêm túc.
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 9: Mô tả sau đây đúng với đặc trưng nào của phong cách ngôn ngữ hành chính: Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng để dùng trong giao tiếp công vụ. Tính công vụ là tính chất công việc của cả tập thể hay cộng đồng. Tính công vụ không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn cả ở ngôn ngữ. Trong văn bản hành chính những từ biểu đạt tình cảm, cảm xúc cảu cán nhân hạn chế ở mức tối đa.
- A. Tính khuôn mẫu
- B. Tính minh xác
- C. Tính công vụ
- D. Tính cá thể
Câu 10: Văn bản nào dưới đây là văn bản hành chính?
- A. Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam
- B. Tuyên ngôn độc lập
- C. Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- D. Vợ chồng A Phủ
Đọc mẫu đơn sau và trả lời câu hỏi:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN NHẬP HỌC VÀO LỚP 1
NĂM HỌC 2009 - 2010
Kính gửi: Ông (bà): Hiệu trưởng trường tiểu học ………………………….
Họ tên học sinh:……………………………………………Nam, nữ …………….
Ngày tháng năm sinh : …………………………………………………………….
Nơi sinh : …………………………………………………Dân tộc ………………
Địa chỉ thường trú : ………………………………………………………………..
Họ tên cha:………………….Nghề nghiệp…………………..Số ĐT……………
Họ tên mẹ:…………………..Nghề nghiệp…………………...Số ĐT……………
Đã hoàn thành chương trình mẫu giáo : 200… -200….
Tại trường mẫu giáo :………………………………………………………………..
Kết quả cuối năm: + Hạnh kiểm xếp loại:………………………………….
+ Học lực xếp loại : …………………………………
Xin đăng ký nhập học vào lớp 1 năm học: 2009 -2010
Tại trường : ………………………………………………………………………..
Gia đình tôi cam đoan không xin thay đổi trường đã nhập học và nộp đầy đủ hồ sơ nhập học theo quy định.
Hồ sơ đính kèm: ………………..,
- 1/……………………………………………….
- 2/………………………………………………
- 3/…………………………………………….
Ngày……tháng……năm 200…
PHỤ HUYNH HỌC SINH
(Họ tên, chữ ký)
Câu 11: Đây có phải là một mẫu văn bản hành chính không?
- A. Có
- B. Không
Câu 12: Dấu hiệu nhận biết văn bản hành chính của văn bản trên là gì?
- A. Cách trình bày: văn bản được trình bày thành 3 phần: Phần đầu, phần chính, phần cuối
- B. Từ ngữ: Có một lớp từ ngữ hành chính
- C. Cả A vầ B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Tiếng hát con tàu
- Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Vợ nhặt (P2)
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Rừng xà nu (P1)
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Việt Bắc (Phần một: Tác giả)
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Tuyên ngôn độc lập (P1)
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Đàn ghi - ta của Lor - ca
- Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Trắc nghiệm ngữ văn 12: phần Tiếng Việt học kì 2