Trắc nghiệm sinh học 12 chương 2: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 12 chương 2: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sự xuất hiện đầu tiên trên trái đất chỉ được hình thành khi có sự xuất hiện của:

  • A. một cấu trúc có màng bao bọc, có khả trao đổi chất, sinh trưởng và tự nhân đôi
  • B. một cấu trúc có màng bao bọc, bên trong có chứa ADN và protein
  • C. một tập hợp các đại phân tử gồm ADN, protein, lipit
  • D. một cấu trúc có màng bao bọc, co skhar năng trao đổi chất và sinh trưởng

Câu 2: Thí nghiệm của Milơ và Urây chứng minh điều gì?

  • A. Sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ vũ trụ
  • B. Axitnuclêic được hình thành từ các nuclêôtit
  • C. Chất hữu cơ hình thành từ chất vô cơ
  • D. Chất vô cơ được hình thành từ các nguyên tố có trên bề mặt trái đất

Câu 3: Trong cơ thể sống, axitnuclêic đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào?

  • A. Sinh sản và di truyền
  • B. Nhân đôi NST và phân chia tế bào
  • C. Tổng hợp và phân giải các chất
  • D. Nhận biết các vật thể lạ xâm nhập

Câu 4: Dựa vào đâu người ta chia lịch sử phát triển của sinh giới thành các mốc thời gian địa chất?

  • A. Hoá thạch
  • B. Đặc điểm khí hậu, địa chất
  • C. Hoá thạch và các đặc điểm khí hậu, địa chất
  • D. Đặc điểm sinh vật

Câu 5: Nhận xét nào dưới đây về quá trình tiến hóa là không đúng?

  • A. Sự tiến hóa của các loài trong sinh giới đã diễn ra theo cùng một hướng với nhịp điệu giống nhau
  • B. Quá trình tiến hóa lớn đã diễn ra theo con đường chủ yếu là phân li, tạo thành những nhóm từ một nguồn
  • C. Hiện tượng đồng quy tính trạng đã tạo ra một số nhóm có kiểu gen tương tự nhưng thuộc những nguồn gốc khác nhau
  • D. Toàn bộ loài sinh vật đa dạng, phong phú ngày nay đều có một nguồn gốc chung

Câu 6: Biến đổi nào sau đây của hộp sọ chứng tỏ tiếng nói đã phát triển?

  • A. Xương hàm thanh
  • B. Trán rộng và thẳng
  • C. Không có gờ mày
  • D. Hàm dưới của lồi rõ cằm

Câu 7: Đại Trung sinh gồm các kỉ:

  • A. Cambri – Silua – Đêvôn.
  • B. Cambri – Tam điệp – Phấn trắng.
  • C. Tam điệp – Silua – Phấn trắng.
  • D. Phấn trắng – Jura – Tam điệp.

Câu 8: Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ nào sau đây dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát?

  • A. Kỉ Cacbon
  • B. Kỉ Pecmi
  • C. Kỉ Đêvôn
  • D. Kỉ Triat

Câu 9: Yếu tố quan trọng nhất trong việc làm cho loài người thoát khỏi trình độ động vật là:

  • A. lao động
  • B. chuyển tử đời sống leo trèo xuống mặt đất
  • C. sử dụng lửa
  • D. biết sử dụng công cụ lao động

Câu 10: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có mạch và động vật lên cạn ở đại nào sau đây?

  • A. Đại Nguyên sinh.
  • B. Đại Tân sinh.
  • C. Đại Cổ sinh.
  • D. Đại Trung sinh.

Câu 11: Trường hợp nào sau đây không phải là hóa thạch?

  • A. Dấu chân khủng long trên than bùn
  • B. Mũi tên đồng, trống đồng Đông Sơn
  • C. Xác côn trùng trong hổ phách hàng nghìn năm
  • D. Than đá có vết lá dương xỉ

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng với quan niệm tiến hoá hiện đại?

  • A. Sinh giới đã tiến hoá từ các dạng đơn bào đơn giản đến đa bào phức tạp
  • B. Mỗi loài đang tồn tại đều thích nghi ở một mức độ nhất định với môi trường
  • C. Tốc độ tiến hoá hình thành loài mới ở các nhánh tiến hoá khác nhau là không như nhau
  • D. Loài người hiện đại là loài tiến hoá siêu đẳng, thích nghi và hoàn thiện nhất trong sinh giới

Câu 13: Trong các sự kiện sau đây, những sự kiện nào là của giai đoạn tiến hóa hóa học?

(1) Sự xuất hiện các enzim.

(2) Sự hình thành các tế bào sơ khai.

(3) Sự hình thành các phân tử hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.

(4) Sự hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn giản.

(5) Sự xuất hiện màng sinh học.

(6) Sự hình thành các đại phân tử có khả năng tự sao chép.

  • A. (2), (4) và (6)
  • B. (2), (5) và (6)
  • C. (3), (4) và (6)
  • D. (1), (5) và (6)

Câu 14: Thực vật phát sinh ở kỉ nào?

  • A. Kỉ Ocđôvic
  • B. Kỉ Ocđôvic
  • C. Kỉ Phấ n trắng
  • D. Kỉ Cambri

Câu 15: Điểm quan trọng trong sự phát triển của sinh vật trong đại Cổ sinh là

  • A. Phát sinh thực vật và các ngành động vật,
  • B. Sự phát triển cực thịnh của bò sát
  • C. Sự tích luỹ ôxi trong khí quyển, sinh vật phát triển đa dạng, phong phú .
  • D. Sự di cư của thực vật và động vật từ dưới nước lên cạn.

Câu 16: Ngày nay sự sống không còn được hình thành theo phương thức hóa học từ các chất vô cơ vì:

  • A. Các quy luật chọn lọc tự nhiên chi phối mạnh mẽ
  • B. Không có sự tương tác giữa các chất hữu cơ được tổng hợp
  • C. Không tổng hợp được các hạt coaxecva trong điều kiện hiện tại
  • D. Không đủ các điều kiện cần thiết, nếu các chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sẽ bị vi sinh vật phân hủy ngay

Câu 17: Khi nói về sự phát sinh loài người, xét các kết luận sau đây:

(1) Loài người xuất hiện vào đầu kỷ thứ Tư (Đệ tử) của đại Tân sinh

(2) Có hai giai đoạn là tiến hóa sinh học và tiến hóa xã hội

(3) Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người

4) Tiến hóa sinh học đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn đầu

Có bao nhiêu kết luận đúng?

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 4

Câu 18: Theo quan niệm hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào quần thể

  • A. làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định
  • B. không làm thay đỏi tần số các alen quần thể
  • C. luôn làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gen dị hợp tử
  • D. luôn làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể

Câu 19: Theo quan niệm hiện đại, sự cách li địa lí có vai trò là

  • A. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể cùng loài
  • B. gây nên những biến đổi kiểu hình của sinh vật
  • C. chọn lọc làm biến đổi kiểu gen của cá thể và quần thể
  • D. nhân tố gây nên các quá trình đột biến

Câu 20: Sự kiện nào sau đây thuộc về đại cổ sinh?

  • A. Xuất hiện thực vật có hoa, phân hóa côn trùng.
  • B. Thực vật có hạt xuất hiện, phát sinh bò sát.
  • C. Phát sinh tảo và động vật không xương sống thấp ở biển.
  • D. Phát sinh thú và chim, phân hóa bò sát cổ.

Câu 21: Đặc điểm giống nhau giữa người và thú là?

  • A. Có lông mao
  • B. Có tuyến vú, đẻ con và nuôi con bằng sữa
  • C. Bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 22: Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự hình thành loài người là:

  • A. đột biến
  • B. lao động, tiếng nói, chữ viết
  • C. giao phối
  • D. CLTN
Xem đáp án
  • 24 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021