Trắc nghiệm sinh học 12 chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền (P3)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 12 chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong trường hợp gen trội không hoàn toàn, tỉ lệ phân li kiểu hình 1:1 ở F1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai nào dưới đây?
- A. Aa x Aa
- B. aa x aa
- C. AA x Aa
- D. AA x AA
Câu 2: Ở một loại côn trùng, gen A nằm trên NST thường quy định tính trạng màu mắt có 4 alen. Tiến hành 3 phép lai:
Phép lai 1: đỏ x đỏ → F1: 75% đỏ : 25% nâu.
Phép lai 2: vàng x trắng → F1: 100% vàng.
Phép lai 3: nâu x vàng → F1: 25% trắng : 50% nâu : 25% vàng.
Từ kết quả trên rút ra kết luận về thứ tự của các alen từ trội đến lặn là:
- A. vàng → nâu → đỏ → trắng
- B. nâu → đỏ → vàng → trắng
- C. đỏ → nâu → vàng → trắng
- D. nâu → vàng → đỏ → trắng
Câu 3: Quy luật phân li đúng với hiện tượng trội không hoàn toàn do:
- A. Trong trường hợp trội không hoàn toàn các alen vẫn phân li đồng đều về các giao tử
- B. chỉ thu được 1 loại kiểu hình nếu P thuần chủng khác biệt nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản
- C. Hiện tượng trội không hoàn toàn chỉ nói về tính trạng trung gian giữa bố và mẹ
- D. Tỉ lệ kiểu gen ở là 1:2:1 nếu P thuần chủng khác biệt nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản
Câu 4: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ vượt trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con của phép lai Aa × Aa là:
- A. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
- B. 100% hoa đỏ.
- C. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
- D. 100% hoa trắng.
Câu 5: Cho biết cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, đời con của phép lai P: AAAa × AAaa, có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình?
- A. 4 kiểu gen, 1 kiểu hình.
- B. 4 kiểu gen, 2 kiểu hình.
- C. 3 kiểu gen, 2 kiểu hình.
- D. 5 kiểu gen, 2 kiểu hình.
Câu 6: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B : hạt trơn, b : hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Phép lai nào sau đây sẽ không làm xuất hiện kiểu hình xanh, nhăn ở thế hệ sau?
- A. AaBb x AaBb
- B. Aabb x aaBb
- C. aabb x AaBB
- D. AaBb x Aabb
Câu 7: Cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên các cặp NST khác nhau thì số dòng thuần tối đa về cả 3 cặp gen có thể được tạo ra là
- A. 3
- B. 8
- C. 1
- D. 6
Câu 8: Di truyền độc lập là sự di truyền
- A. của các cặp tính trạng khác nhau.
- B. của các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
- C. của các gen alen nằm trên cặp NST tương đồng.
- D. của các cặp tính trạng không phụ thuộc vào nhau.
Câu 9: Một loài thực vật, A quy định thân cao; B quy định hoa đỏ; D quy định quả to; Các alen đột biến đều là alen lặn, trong đó a quy định thân thấp; b quy định hoa trắng; d quy định quả nhỏ. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cặp gen phân li độc lập. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể có tối đa 80 kiểu gen đột biến.
II. Trong số các thể đột biến có 19 kiểu gen.
III. Có tổng số 4 kiểu gen quy định kiểu hình cây thấp, hoa đỏ, quả to.
IV. Có 6 kiểu gen quy định kiểu hình đột biến về 2 tính trạng.
- A. 1
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 10: Theo lý thuyết, cơ thể có kiểu gen AabbDD giảm phân bình thường sẽ sinh ra giao tử AbD với tỉ lệ bao nhiêu?
- A. 10%
- B. 12,5%.
- C. 50%
- D. 25%.
Câu 11: Ở một loài thực vật biết rằng: A-: thân cao, aa: thân thấp; BB: hoa đỏ, Bb: hoa hồng, bb: hoa trắng Hai tính trạng, chiều cao của thân vào màu hoa di truyền độc lập với nhau. Con lai có tỉ lệ kiểu hình 75% thân cao, hoa hồng : 25% thân thấp, hoa hồng được tạo ra từ phép lai nào sau đây?
- A. AaBb x AaBb
- B. AABb x aaBb
- C. AaBB x Aabb
- D. AABB x aabb.
Câu 12: Các alen ở trường hợp nào có thể co sự tác động qua lại với nhau?
- A. Các alen cùng một locut
- B. Các alen cùng hoặc khác locut nằm trên mộ NST
- C. Các alen nằm trên các cặp NST khác nhau
- D. Các alen cùng hoặc khác locut nằm trên cùng một cặp NST hoặc trên các cặp NST khác nhau
Câu 13: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa tím. Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào 1 gen có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp NST khác. Khi trong kiểu gen có alen B thì hoa có màu, khi trong kiểu gen không có alen B thì hoa không có màu (hoa trắng). Cho giao phấn giữa 2 cây đều dị hợp về 2 cặp gen trên. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là:
- A. 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 4 cây hoa trắng
- B. 12 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng
- C. 12 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng
- D. 9 cây hoa đỏ : 4 cây hoa tím : 3 cây hoa trắng
Câu 14: Ở một loài thực vật, cho (P) thuần chủng, cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng thu được F1: 100% cây hoa đỏ. Tiếp tục cho cây hoa đỏ F1 lai với cây hoa trắng (P) thu được F2 gồm 51 cây hoa đỏ : 99 cây hoa vàng; 50 cây hoa trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F2 có 2 kiểu gen qui định cây hoa vàng.
II. Tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen qui định.
III. Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là 1 : 2 : 1.
IV. Cây hoa đỏ ở F2 có kiểu gen dị hợp.
- A. 2
- B. 4
- C. 3
- D. 1
Câu 15: Ở các loài sinh vật nhân thực, hiện tượng các alen thuộc các locut gen khác nhau cùng quy định một tính trạng được gọi là:
- A. hoán vị gen.
- B. tương tác gen.
- C. tác động đa hiệu của gen
- D. liên kết gen.
Câu 16: Gen đa hiệu là hiện tượng
- A. một gen chi phối sự biểu hiện của hai hay nhiều tính trạng.
- B. hai hay nhiều gen khác locus tác động qua lại qui định kiểu hình mới khác hẳn với bố mẹ so với lúc đứng riêng.
- C. một gen có tác dụng kìm hãm sự biểu hiện của gen khác.
- D. hai hay nhiều gen không alen cùng qui định một tính trạng, trong đó mỗi gen có vai trò ngang nhau.
Câu 17: Một cá thể có kiểu gen AB//ab DE//de. Nếu các cặp gen liên kết hoàn toàn trong giảm phân thì qua thụ phấn có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen ở thế hệ sau?
- A. 9
- B. 4
- C. 8
- D. 16
Câu 18: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen AD//ad đã xảy ra hoán vị gen giữa alen D và d với tần số 16%. Tính theo lí thuyết cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra hoán vị gen giữa D và d là
- A. 160
- B. 320
- C. 840
- D. 680
Câu 19: Ý nghĩa nào dưới đây không phải của hiện tương hoán vị gen
- A. Làm tăng số biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hoá
- B. Giúp giải thích cơ chế của hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ trong đột biến cấu trúc NST
- C. tái tổ hợp lại các gen quý trên các NST khác nhau của cặp tương đồng tạo thành nhóm gen kiên kết
- D. đặt cơ sở cho việc lập bản đồ gen
Câu 20: Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là
- A. làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
- B. tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền.
- C. góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài.
- D. duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc
Câu 21: Một loài thực vật, cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó số cây thân thấp, quả chua chiếm 4%. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là hoàn toàn; không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) F1 có 10 loại kiểu gen.
(2) Trong quá trình giảm phân của cây P đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
(3) Hai cặp gen đang xét cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể.
(4) Trong tổng số cây thân cao, quả chua ở F1, số cây có kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 4/7.
- A. 3.
- B. 4.
- C. 2
- D. 1.
Câu 22: Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết tính trạng do gen trên NST giới tính Y quy định là
- A. được di truyền thẳng ở giới dị giao tử
- B. luôn di truyền theo dòng bố
- C. chỉ biểu hiện ở con cái
- D. chỉ biểu hiện ở con đực
Câu 23: Khi nói về đặc điểm di truyền của gen trên nhiễm sắc thể giới tính, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Gen trên nhiễm sắc thể giới tính X thường di truyền chéo.
II. Ở giới dị giao tử gen không tồn tại thành cặp alen.
III. Biểu hiện đều ở cả hai giới đực và cái.
IV Trong một phép lai nếu bố mang kiểu hình trội, thì tất cả con gái sinh ra mang kiểu hình trội giống bố.
- A. 3
- B. 4
- C. 2
- D. 1
Câu 24: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. Giải thích nào sau đây không đúng?
- A. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân.
- B. Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hòa tổng hợp melanin, nên các tế bào ở phân thân không có khả năng tổng hợp melanin làm cho lông có màu trắng.
- C. Nhiệt độ thấp làm enzim điều hòa tổng hợp melanin hoạt động nên các tế bào vùng đầu mút tổng hợp được melanin làm lông đen.
- D. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân.
Câu 25: Điều nào không đúng với mức phản ứng?
- A. mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với những điều kiện môi trường khác nhau.
- B. tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng,
- C. tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.
- D. mức phản ứng không được di truyền.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
- Trắc nghiệm sinh học 12 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 2: Phiên mã và dịch mã
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Bằng chứng và cơ thể tiến hóa (P5)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 21: Di truyền y học
- Đề ôn thi học kì 2 môn sinh học lớp 12 (đề 11)
- Đề ôn thi học kì 2 môn sinh học lớp 12 (đề 1)