Trong đoạn trích kể về Thúy Kiều báo ân báo oán ( trích Truyện Kiều) tác giả kể lại cuộc đối thoại giữa Kiều và hoạn thư như sau:

  • 1 Đánh giá

b. Trong đoạn trích kể về Thúy Kiều báo ân báo oán ( trích Truyện Kiều) tác giả kể lại cuộc đối thoại giữa Kiều và hoạn thư như sau:

Thoắt trông nàng đã chào thưa

....

Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.

(1) Trong đoạn trích trên Hoạn Thư đã đưa ra những luận điểm gì để thuyết phục Kiều?

(2) Kiều đã đáp lại lời của Hoạn Thư bằng những lí lẽ và hành động gì?

(3) Qua cuộc đối đãi trong đoạn trích tính cách Kiều và Hoạn Thư được thể hiện như thế nào?

Bài làm:

(1)Trong đoạn trích trên Hoạn Thư đã đưa ra những luận điểm gì để thuyết phục Kiều:

  • Thứ nhất: mình là đàn bà, ghen tuông là chuyện bình thường.
  • Thứ hai: mình đã đối xử rất tôt với cô khi cô chép kinh ở “Quan Âm Các”.
  • Thứ ba: mình và cô đều là cánh chồng chung nên chẳng nhường cho nhau được …
  • Thứ tư: dù sao mình đã gây ra nhiều đau khổ cho cô, giờ đây mình chỉ còn trông vào lòng khoan dung rộng lớn của cô.

(2) Kiều đã đáp lại lời của Hoạn Thư bằng những lí lẽ: " Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời." Dưới những lí lẽ của Hoạn Thư, Thúy Kiều nhận thấy trong mỗi câu nói đều thấu tình đạt lí cũng không thể phản biện nên đã khen thay cho Hoạn Thư có tài biện hộ đạt đến trình độ trác việt và truyền tha Hoạn Thư sau tất cả những điều mà Hoạn Thư đã làm với mình.

(3) Qua cuộc đối đãi trong đoạn trích tính cách của các nhận vật:

  • Thúy Kiều là một người thấu tình hiểu nghĩa, nhân hậu, bao dung
  • Hoạn Thư hiện lên trước hết là một con người khôn ngoan, giảo hoạt, lời lẽ xào biện để rồi chính sự thông minh của người đàn bà lọc lõi lẽ đời đã khiến Hoạn Thư thoát khỏi án tử, bản án cũng trở nên vô hiệu.
  • 48 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021