Trong những tình huống sau, theo em, tình huống nào biểu hiện hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) và giải thích tại sao?
Câu 1: Trong những tình huống sau, theo em, tình huống nào biểu hiện hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) và giải thích tại sao?
a) Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáo chủ nghiệm là sẽ cố gắng giúp đỡ Quang học tập tiến bộ. Vì thế, những bài tập nào Quang không làm được thì Minh đều làm hộ và đưa cho Quang chép.
b) Bố Trung hứa đến sinh nhật Trung sẽ đưa em đi chơi công viên, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa của mình.
c) Nam cho rằng, nếu có khuyết điểm thì thật thà nhận lỗi và cứ hứa sửa chữa, còn làm được đến đâu lại là chuyện khác.
d) Vì không muốn làm mất lòng người khác, nên ông Vĩnh – giám đốc một công ti thường nhận lời, động viên, an ủi và hứa sẽ giúp đỡ khi họ đến nhờ, mặc dù ông biết rằng việc đó ông không thể làm được.
e) Lan mượn Trang cuốn sách và hứa hai hôm sau sẽ trả, nhưng vì chưa đọc xong nên Lan cho rằng, cứ giữ lại khi nào đọc xong thì trả cho Trang cũng được.
f) Phương bị ốm đã mấy ngày, không đi học được. Nga hứa với cô giáo sẽ sang nhà giúp Phương học tập, nhưng vì mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên Nga quên mất.
Bài làm:
- Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáo chủ nghiệm là sẽ cố gắng giúp đỡ Quang học tập tiến bộ. Vì thế, những bài tập nào Quang không làm được thì Minh đều làm hộ và đưa cho Quang chép.
=> Việc làm hộ bài của Minh là sai bởi vì: Minh làm như vậy sẽ chỉ khiến cho Quang thêm lười biếng, ỉ lại và học tập không thể tiến bộ lên được trong khi Minh đã hứa với bố mẹ Quang và cô giáo sẽ giúp Quang tiến bộ.
- Bố Trung hứa đến sinh nhật Trung sẽ đưa em đi chơi công viên, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa của mình.
=> Bố Trung không thể đưa Trung đi chơi công viên như đã hứa, nhưng điều đó không thể nói bố Trung là người thất hứa. Bởi vì bố Trung phải đi công tác đột xuất chứ không phải đó là ý muốn.
- Nam cho rằng, nếu có khuyết điểm thì thật thà nhận lỗi và cứ hứa sửa chữa, còn làm được đến đâu lại là chuyện khác.
=> Ý kiến của Nam như vậy là không đúng. Khi mình đã hứa thì mình phải làm được chứ không phải là hứa suông.
- Vì không muốn làm mất lòng người khác, nên ông Vĩnh – giám đốc một công ti thường nhận lời, động viên, an ủi và hứa sẽ giúp đỡ khi họ đến nhờ, mặc dù ông biết rằng việc đó ông không thể làm được.
=> Ông Vĩnh làm như vậy là ông sai. Bởi vì rõ ràng ông biết mình không thể làm được nhưng vẫn hứa thì sẽ gây thất vọng cho nhiều người. Mặc dù ông hứa như vậy là để động viên và ăn ủi người khác nhưng có nhiều cách khác chứ không nhất thiết phải làm như vậy.
- Lan mượn Trang cuốn sách và hứa hai hôm sau sẽ trả, nhưng vì chưa đọc xong nên Lan cho rằng, cứ giữ lại khi nào đọc xong thì trả cho Trang cũng được.
=> Lan làm như vậy là không được vì như vậy là Lan không giữ đúng lời hứa Nga. Có thể nếu muốn đọc xong thì Lan phải hỏi xem Nga đã cần dùng chưa nếu không cần dùng thì mượn thêm ít hôm. Như vậy, sẽ được lòng Nga và Lan cũng giữ đúng lời hứa.
- Phương bị ốm đã mấy ngày, không đi học được. Nga hứa với cô giáo sẽ sang nhà giúp Phương học tập, nhưng vì mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên Nga quên mất.
=> Nga làm như vậy là không đúng. Vừa không giữ đúng lời hứa với cô giáo lại vừa không giúp đỡ bạn bè lúc họ gặp đau ốm bệnh tật.
Xem thêm bài viết khác
- Ông Tám được giao phụ trách máy pho-to-co-py của cơ quan. Ông giữ gìn rất cẩn thận, thường xuyên lau chùi bảo quản và không cho ai sử dụng.
- Bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS
- Em sẽ làm gì khi thấy :
- Phân loại những biểu hiện thể hiện sự tích cực và không tích cực khi tham gia hoạt động chính trị xã hội.
- Theo em, những biểu hiện nào sau đây là xây dựng nếp sống văn hoá (và ngược lại) ? Vì sao ?
- Giải GDCD 8 Bài 7 GDCD 8 bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội
- Em biết gì về tình hình thực hiện các quy định về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ở địa phương mình ?
- Em đồng ý hoặc không đồng ý với những ý kiến nào sau đấy ?
- Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào thể hiện quyền tự đo ngôn luận của công dân ?
- Em đồng ý với ý kiến của bạn nào ? Vì sao ?
- Em sẽ xử sự như thế nào ? Vì sao ?
- Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam