Trong thí nghiệm 1, các vật (hai mảnh nilong) sau khi cọ xát với len đã mang điện tích cùng loại hay khác loại? Hỏi tương tự với thí nghiệm 2,3
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi (SGK KHTN 7 trang 110)
a, Trong thí nghiệm 1, các vật (hai mảnh nilong) sau khi cọ xát với len đã mang điện tích cùng loại hay khác loại? Hỏi tương tự với thí nghiệm 2,3
b, Hãy giải thích hiện tượng quan sát được khi cọ xát hai quả bóng bay vào tóc khô rồi treo cạnh nhau trong thí nghiệm đầu tiên.
c, Khi cọ xát các vật với nhau, electron có thể dịch chuyển từ vật này sang vật khác làm cho các vật nhiễm điện. Trong hình 18.3 sau khi cọ xát, vật nào nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron? Vật nào nhiễm điện dương, vật nào nhiễm điện âm?
Bài làm:
a, Thí nghiệm 1, hai mảnh nilong đẩy nhau nên sau khi cọ xát với len chúng mang điện tích cùng loại.
Thí nghiệm 2, hai thanh nhựa sẫm màu đẩy nhau nên sau khi cọ xát với vải khô chúng mang điện tích cùng loại.
Thí nghiệm 3, thanh nhựa sẫm màu với thanh thủy tinh hút nhau nên sau khi cọ xát thanh nhựa sẫm màu với vải, thanh thủy tinh vơi len thì chúng mang điện tích khác loại.
b, Trước khi cọ xát 2 quả bóng bay trung hòa về điện, sau khi cọ xát thì chúng mang điện tích cùng loại nên chúng đẩy nhau.
c, Thanh thước nhựa đã nhận thêm electron, mảnh vải mất bớt electron.
Mảnh vải nhiễm điện dương, thanh thước nhựa nhiễm điện âm.
Xem thêm bài viết khác
- Đọc và làm theo mẫu
- Mắc mạch điện gồm nguồn điện và bóng đèn, công tắc điện. Đóng công tắc quan sát xem đèn có sáng không? Nếu đèn không sáng thì thử dự đoán có thể do những nguyên nhân nào? ...
- Khoa học tự nhiên 7 bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện, dòng điện trong kim loại
- Hãy tìm hiểu vì sao trong lúc giông lốc, không được tránh mưa dưới gốc cây lớn.
- 3. Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật
- Nêu ý nghĩa của ánh sáng đối với đời sống sinh vật
- Để tiết kiệm và nâng cao chất lượng sơn, người ta có thể dùng kĩ thuật phun sơn tĩnh điện. Hãy tìm hiểu, người ta đã ứng dụng sự nhiễm điện trong kĩ thuật này như thế nào.
- 2. Hãy lấy ví dụ về tính cảm ứng ở sinh vật, chỉ ra tác nhân kích thích trong các ví dụ đó bằng cách hoàn thành bảng 11.3.
- Em hãy tìm hiểu về một tiến bộ của khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu về trí tuệ và hệ thần kinh ở người. Viết bài mô tả và chia sẻ với cả lớp.
- 6. Cấu tạo và chức năng của cơ quan phân tích
- Khoa học tự nhiên 7 Bài 23: Tiêu hóa và vệ sinh hệ tiêu hóa
- Thảo luận hiệu quả của các biện pháp tránh thai.