Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca dao lại dùng hình ảnh muối – gừng. Phân tích ý nghĩa biểu tương và giá trị biểu cảm của hình ảnh này.
Câu 5: (Trang 84 - SGK Ngữ văn 10) Bài 6
Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca dao lại dùng hình ảnh muối – gừng. Phân tích ý nghĩa biểu tương và giá trị biểu cảm của hình ảnh này.
Bài làm:
- Muối và gừng là hai hình ảnh nghệ thuật cũng được xây dựng từ những hình ảnh có thực trong đời sống (những gia vị trong bữa ăn). Gừng có vị cay nồng nhưng thơm, muối có vị mặn đậm đà.
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.
- Từ hai ý nghĩa ấy, gừng và muối đã được chọn để biểu trưng cho hương vị của tình người trong cuộc sống - tình nghĩa thủy chung gắn bó sắt son.
- Tình nghĩa vợ chồng gắn bó keo sơn “nghĩa nặng tình dày’’, do vậy “có xa cách đi nữa cũng ba vạn sáu nghìn ngày mới xa’’, câu bát được cải biến thành 13 tiếng, nhịp thơ kéo dài càng làm tăng tính chất khẳng định về sự thủy chung son sắt của tình nghĩa vợ chồng, là một sự luyến láy vừa tạo ra tính nhạc cho câu, vừa khẳng định cái giá trị bền vững không phai của tình nghĩa vợ chồng.
- Ba vạn sáu nghìn ngày là một trăm năm, cũng là cách nói chỉ một đời người. Có nghĩa là sẽ chẳng bao giờ xa cách, chẳng có gì chia lìa tình nghĩa vợ chồng. Cách nói ý nhị và sâu sắc vô cùng.
- Bài ca dao là câu hát về tình nghĩa thủy chung nhưng nó hướng nhiều hơn đến tình nghĩa vợ chồng - những người đã từng chung sống với nhau, từng cùng nhau trải qua những ngày tháng gừng cay - muối mặn. Một số câu ca dao có biểu tượng muối – gừng :
“Tay nâng chén muối, đĩa gừng
Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau’’
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh
- Chọn một trong những đề tài trên trình bày trước lớp
- Ý nghĩa của “nỗi thẹn” trong câu thơ cuối “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”
- Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường? Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt? Từ đó, anh chị hãy nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo
- Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn văn
- Đọc chú thích 4 để hiểu điển tích được vận dụng trong hai câu thơ cuối. Anh / chị cảm nhận như thế nào về nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Soạn văn bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam
- Anh (chị) hiểu vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với sô phận Tiểu Thanh?
- Tóm tắt truyện Tấm Cám theo nhân vật Tấm
- Tìm sự tương đồng giữa đoạn thơ sau đây của “Truyện Kiều” và chỉ ra điểm tương đồng với bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”.
- Nội dung chính bài Uy-lít-xơ trở về
- Nội dung chính bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ