Viết một đoạn văn mô tả một phương pháp chế biến/ dự trữ hoặc sản xuất thức ăn cho vật nuôi em mới tìm hiểu và cho rằng có thể áp dụng ở nơi mình sống. Vận dụng hoặc phổ biến cho người thân vận dụng trong thực tế chăn nuôi ở gia đình

  • 1 Đánh giá

D. Hoạt động vận dụng

Chế biến thức ăn giàu gluxit bằng men

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Ngoài những phương pháp đã học, em còn biết phương pháp nào để dự trữ thức ăn vật nuôi?

2. Tham khảo trên mạng internet, sách báo,... tìm hiểu về những phương pháp chế biến, dự trữ và sản xuất thức ăn vật nuôi( kể cả hình minh họa)

3. Viết một đoạn văn mô tả một phương pháp chế biến/ dự trữ hoặc sản xuất thức ăn cho vật nuôi em mới tìm hiểu và cho rằng có thể áp dụng ở nơi mình sống. Vận dụng hoặc phổ biến cho người thân vận dụng trong thực tế chăn nuôi ở gia đình

Bài làm:

D. Hoạt động vận dụng

Chế biến thức ăn giàu gluxit bằng men ( các bạn thực hành theo yêu cầu của giáo viên và tự đánh giá chất lượng bài thực hành của mình)

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Ngoài những phương pháp đã học, em biết phương pháp nào để dự trữ thức ăn vật nuôi như:

  • Trồng các loại thức ăn bổ sung: một số địa phương miền núi đã chủ động thực hiện việc chuyển một số diện tích sản xuất lương thực kém hiệu quả sang trồng các giống cỏ năng suất cao, chịu hạn, chịu rét tốt như cỏ voi, cỏ Ghi nê, VA06,… để trồng thâm canh nhằm có đủ nguồn thức ăn thô xanh.
  • Ủ héo thức ăn xanh: tùy theo số lượng và độ ẩm hiện tại có thể ủ ngay hoặc phơi tái rồi ủ. Độ ẩm của cỏ trong khoảng từ 50% - 60%, dùng bao nylon cho cỏ vào từng lớp, nén chặt cho đến khi bao chứa đầy cỏ. Dùng dây buộc kín miệng bao lại rồi cho bao cỏ vào bao nylon thứ 2, buộc thật kín, sau đó đem để nơi nào tránh được chuột hay các côn trùng khác phá hoại.

2. Tham khảo trên mạng ta có một số hình ảnh về ủ chua cỏ như sau:

3.Tham khảo:

Thức ăn thô xanh luôn có tầm quan trọng đặc biệt và không thể thay thế đối với gia súc ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu, thỏ, hươu, nai… Khả năng trồng cỏ còn nhiều hạn chế và phụ thuộc vào thời vụ nên vào mùa đông, khô hanh, cỏ kém phát triển, gia súc thiếu thức ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của vật nuôi.Do đó, việc bảo quản và dự trữ thức ăn thô xanh, tận dụng phụ phẩm trong trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi là rất cần thiết. Phương pháp ủ chua thức ăn chăn nuôi là một phương pháp rất đơn giản được áp dụng nhiều trong chăn nuôi. Tuỳ theo điều kiện của nông hộ, quy mô chăn nuôi để chọn vị trí ủ và thiết kế hố ủ cho phù hợp: Hố ủ có thể chìm trong lòng đất bằng cách đào hố đất trong vườn. Kích thước hố ủ được tính theo lượng nguyên liệu sẽ cho vào ủ.Sau đó ta chuẩn bị các loại cỏ, lá, thân cây ngô sau khi thu bắp, cây ngô cả bắp xanh (bắp chín sữa), thân, lá cây lạc sau thu hoạch, ngọn, lá sắn, lá dứa…: 93-94%. Đối với cỏ non, các loại lá chứa nhiều nước, cần phơi héo làm giảm tỷ lệ nước trước khi ủ. Bột sắn hoặc cám gạo, bột ngô và chế phẩm men được trộn đều với rỉ mật trước khi tiến hành ủ. Cắt/thái nguyên liệu thức ăn với độ dài từ 3 – 7 cm. Rải một lớp bạt nilon lên đáy và thành hố ủ, sau đó rải một lớp cây ngô nguyên cây hoặc rơm khô dưới cùng. Rắc một lớp nguyên liệu dày 10-15 cm, tiếp tục rắc một lượt hỗn hợp bột trên. Vừa làm vừa nén chặt để đẩy không khí ra ngoài. Cứ làm lần lượt như vậy cho đến khi đầy hố ủ. Tiếp đó, ta phủ rơm hoặc lá chuối khô hoặc phủ 2 lớp bạt nilon lên trên, che đậy thật kín, tránh không khí lọt vào, sau đó đắp đất lên trên dày khoảng 20 cm hoặc buộc chặt túi ủ để tạo môi trường yếm khí. Chú ý đào rãnh thoát nước mưa xung quanh. Thời gian ủ trong khoảng 21 ngày là có thể cho gia súc ăn.

  • 37 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Giải công nghệ 7 VNEN