Bài 10: Liên Xô xây sựng chủ nghĩa xã hội (1921 – 1941)
Để khôi phục đất nước sau chiến tranh, nhân dân Xô viết đã thực hiện thành công chính sách kinh tế mới và triển khai công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trải qua hai kế hoạch 5 năm, Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt. Sau đây mời các bạn cùng đến với bài học “Liên Xô xây sựng chủ nghĩa xã hội (1921 – 1941)”.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 – 1925)
1. Chính sách kinh tế mới.
- Hoàn cảnh:
- Nền kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng
- Tình hình chính trị không ổn định, các thế lực phản cách mạng nổi dậy chống phá nhiều nơi.
- Tháng 3/1921, Đảng Bôn – sê – vích quyết định thực hiện chính sách kinh tế mới.
- Nội dung:
- Nông nghiệp: Ban hành thuế lương thực
- Công nghiệp: Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng.
- Thương nghiệp, tiền tệ: Tư nhân được tự do buôn bán, đẩy mạnh mối quan hệ giữa nông thôn với thành thị…
=> Thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát.
2. Sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
- Cuối tháng 12/1922, Liên Bang CHXHCN Xô viết được thành lập ( gọi tắt là Liên Xô).
- Gồm 4 nước cộng hòa, đến năm 1940 có thêm 11 nước.
II. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 - 1941)
1. Những kế hoạch 5 năm đầu tiên
- Hoàn cảnh:
- Liên Xô vẫn có một nước nông nghiệp lạc hậu.
- Bị các nước đế quốc bao vây, cô lập.
- Biện pháp:
- Ưu tiên phát tiển công nghiệp nặng.
- Có mục tiêu cụ thể cho từng kế hoạch dài hạn (1928 – 1932) và (1933 – 1937).
- Kết quả:
- Công nghiệp: 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.
- Nông nghiệp: Công cuộc tập thể hoá đã đưa 93% nông dân với trên 90% diện tích canh tác vào NN tập thể.
- Văn hoá giáo dục: Thanh toán nạn mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học cả nước, phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở thành phố.
- Xã hội: Cơ cấu giai cấp thay đổi, các giai cấp bóc lột bị xoá bỏ, chỉ còn giai cấp công nhân, nông dân tập thể và tầng lớp trí thức XHCN.
- 1937, kế hoạch 5 năm lần thứ ba đang thực hiện thì bị gián đoạn bởi chiến tranh xâm lược của phát xít Đức.
2. Quan hệ ngoại giao của Liên Xô
- Từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng ở châu Á và châu Âu.
- Từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.
=> Vị thế Liên Xô ngày càng nâng cao trên trường quốc tế
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC
Câu 1: Chính sách kinh tế mới tác động đến nền kinh tế nước Nga như thế nào?
Câu 2: Việc thành lập Liên bang Xô viết có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3: Qua bảng thống kê trong sách giáo khoa, hãy nêu nhận xét về thành tựu của Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 1: Nêu những nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới?
Câu 2: Trình bày những biến đổi về mọi mặt của Liên Xô sau hai kế hoạch 5 năm đầu tiên?
=> Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941) (P2)
Xem thêm bài viết khác
- Nét nổi bật trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh là gì? Vì sao Mĩ tham gia chiến tranh muộn?
- Bài 10: Liên Xô xây sựng chủ nghĩa xã hội (1921 – 1941)
- Tại sao nói cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc CM tư sản?
- Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?
- Em có nhận xét gì về hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
- Hãy nêu nội dung cơ bản của bản hiệp ước 1883?
- Hãy nêu những nét lớn trong chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?
- Nêu tính chất và ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905 – 1908 của nhân dân Ấn Độ?
- Sưu tầm tài liệu và trình bày về thời niên thiếu của Hồ Chí Minh?
- Bài 4: Các nước Đông Nam Á Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (Trang 17 – 26, SGK)
- Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?
- Nêu những đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì sau năm 1867?