Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, tập thể và nhà nước. Nhận được của rơi phải biết đem trả lại cho chủ sở hữu nó...Đó là tất cả nội dung mà chúng ta sẽ học trong bài ngày hôm nay. Chúng ta cùng bắt đầu đến với bài: "Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác".
A. Kiến thức trọng tâm
I. Đặt vấn đề
Gợi ý trả lời câu hỏi:
a) Ai có quyền sở hữu chiếc xe? Ai có quyền sử dụng xe?
- Người chủ chiếc xe máy là người có quyền sở hữu chiếc xe, có quyền bán, tặng, hoặc cho người khác mượn.
- Người được giao (mượn xe) thì chỉ được sử dụng xe.
b) Quyền sở hữu đối với tài sản bao gồm những quyền gì?
- Quyền sở hữu và quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản.
- Quyền sử dụng
- Quyền định đoạt
c) Theo em, ông An có quyền đem bán chiếc bình cổ đó không? Vì sao?
- Theo em, ông An không được quyền mang bán chiếc bình cổ vì đó là thuộc về Nhà nước, chủ sở hữu của chiếc bình là cơ quan văn hóa, viện bảo tàng. Vì: Theo luật di sản văn hóa sửa đổi tại chương 4 điều 18 có nêu rõ mọi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải…khi phát hiện hoặc tìm thấy đều thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về dân sự.
II. Nội dung bài học
* Khái niệm: Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của cồn dân (Chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình
* Các quyền sở hữu tài sản:
- Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản
- Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị sử dụng tài sản…
- Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản đó.
* Trách nhiệm nhà nước:
- Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy định pháp luật quyền sở hữu của công dân.
- Quy định các biện pháp và hình thức xử lí đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu…
- Tuyên truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình và ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác.
* Trách nhiệm, nghĩa vụ công dân:
- Tôn trọng quyền sở hữu của người khác.
- Không xâm phạm tài sản của người khác
- Khi vay, nợ phải có trách nhiệm trả đầy đủ, đúng hẹn.
- Khi mượn, giữ phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ.
- Có trách nhiệm bồi thường khi gây thiệt hại tài sản.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Khi trông thấy bạn cùng lứa tuổi với em đang lấy trộm tiền của một người, em sẽ làm gì ?
Câu 2: Bình nhặt được một túi xách nhỏ trong đó có tiền, một giấy chứng minh nhân dân mang tên Nguyễn Văn Hà và các giấy tờ khác. Do đánh mất tiền đóng học phí, Bình đã vứt giấy chứng minh nhân dân và các giấy tờ, chỉ giữ lại tiền.
Bình hành động như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ? Nếu em là Bình, em sẽ hành động như thế nào ?
Câu 3: Do có việc gấp, chị Hoa đem chiếc xe đạp của mình ra cửa hàng cầm đồ để vay tiền. Đến hẹn, chị mang tiền đến trả để lấy lại xe nhưng chiếc xe của chị đã bị Hà - con trai ông chủ cửa hàng - đem sử dụng làm gãy khung.
Theo em, Hà có được quyền sử dụng chiếc xe đó không ? Vì sao ? Ông chủ cửa hàng có những quyền gì đối với chiếc xe của chị Hoa, căn cứ vào đâu ? Chị Hoa có quyền đòi bồi thường chiếc xe bị hỏng không ? Ai sẽ phải bồi thường ?
Câu 4: Theo em, nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức nào trong các phẩm chất sau :
a) Trung thực ;
b) Thật thà ;
c) Liêm khiết;
d) Tự trọng.
=> Trắc nghiệm công dân 8 bài 16:Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
Xem thêm bài viết khác
- Bình nhặt được một túi xách nhỏ trong đó có tiền, một giấy chứng minh nhân dân mang tên Nguyễn Văn Hà và các giấy tờ khácẳ Do đánh mất tiền đóng học phí,
- Em sẽ làm những gì để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh với các bạn trong lớp, trong trường ?
- Em hãy sưu tầm và chia sẻ với bạn bè về những tấm gương học sinh, sinh viên nghèo vượt khó.
- Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo
- Mọi người có thể phòng, tránh HIV/AIDS được không ? Em hãy nêu những biện pháp phòng tránh mà em biết.
- Hãy nêu những ví dụ biểu hiện lao động tự giác và sáng tạo (hoặc lao động thiếu tự giác, thiếu sáng tạo) trong xã hội mà em biết.
- Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức ; còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ,
- Ông Tám được giao phụ trách máy pho-to-co-py của cơ quan. Ông giữ gìn rất cẩn thận, thường xuyên lau chùi bảo quản và không cho ai sử dụng.
- Bài 19: Quyền tự do ngôn luận
- Hãy nêu những tác hại của sự thiếu tự giác trong học tập.
- Em hãy cho biết tại sao nhà trường phải có nội quy. Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện ? Nếu không có nội quy thì trường học sẽ ra sao ?
- Đáp án đề 8 kiểm tra học kì 2 môn GDCD 8