Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
Quyền khiếu nại, quyền tố cáo là những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Vậy khi nào công dân có quyền khiếu nại, tố cáo? Hai quyền khiếu nại và tố cáo có những điểm gì giống và khác nhau? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài học ngay sau đây.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Đặt vấn đề.
Gợi ý trả lời câu hỏi:
a) Theo em, khi nào thì công dân có quyền khiếu nại, mục đích của việc khiếu nại?
Công dân được khiếu nại khi: Công dân đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, các việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật, quyết định kỉ luật, khi cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
=>Khiếu nại để đòi lại lợi ích cho bản thân mình.
b) Theo em, khi nào thì công dân có quyền tố cáo, mục tiêu của việc tố cáo?
Công dân được tố cáo khi: Công dân, báo cho cơ quan , tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về một vụ, việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
II. Nội dung bài học
1. Quyền khiếu nại: là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ.
2. Quyền tố cáolà quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một việc vi phạm pháp luật.
3. So sánh khiếu nại và tố cáo
*Giống nhau:
- Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp
- Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
- Là phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
* Khác nhau:
- Khiếu nại là người trực tiếp bị hại
- Tố cáo là mọi công dân có quyền để ngăn chặn hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức, cơ quan và công dân.
4. Trách nhiệm công dân:
- Công dân khi thực hiện quyền khiếu nại quyền tố cáo cần trung thực và khách quan, thận trọng.
5. Trách nhiệm nhà nước:
- Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại cho người khác.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: T là học sinh chậm tiến, thường xuyên giao du với bọn xấu và bị chúng lôi kéo vào con đường hút chích. Có lần chúng bắt T phải lấy trộm tiền của các bạn cùng lớp để nộp cho chúng. Là bạn học cùng lớp với T, em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn ?
Câu 2: Khi phát hiện thấy Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chị Bình vượt quá thẩm quyền, ông Ân (hàng xóm nhà chị Bình) có quyền khiếu nại Quyết định trên của Chủ tịch Ưỷ ban nhân dân quận không ? Vì sao ?
Câu 3: Hãy nhận xét và phát biểu suy nghĩ của mình về các ý kiến sau :
a) Thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
b) Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo không phải là tham gia quản lí nhà nước mà chỉ để bảo vệ lợi ích của bản thân công dân.
Câu 4: Nhận xét sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại, tố cáo (người có quyền khiếu nại, tố cáo và mục đích khiếu nại, tố cáo)
=> Trắc nghiệm công dân 8 bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
Xem thêm bài viết khác
- Mối quan hệ giữa HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội thể hiện như thế nào ? Em hãy nêu những biểu hiện cụ thể của mối quan hệ ấy.
- Đáp án đề 5 kiểm tra học kì 2 môn GDCD 8
- Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải?
- Em sẽ làm gì trong những tình huống sau :
- Giải GDCD 8 Bài 5 GDCD 8 Bài 5: Pháp luật và kỉ luật
- Phân loại những biểu hiện thể hiện sự tích cực và không tích cực khi tham gia hoạt động chính trị xã hội.
- Sơn sinh ra trong một gia đình giàu có và là con một nên bố mẹ rất chiều chuộng và thoả mãn mọi đòi hỏi của Sơn.
- Tắc nghẽn giao thông ở một số thành phố lớn hiện nay do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân nào liên quan đến ý thức của người tham gia giao thông không? Em thử nêu các biện pháp khắc phục?
- Em hãy sưu tầm một vài câu ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng người khác?
- Theo em, muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì?
- Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức ; còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ,
- GDCD 8: Đề kiểm tra học kì 2 (đề 10)