Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là một điều kiện, một yếu tố giúp mỗi người tiến bộ không ngừng, làm được nhiều việc có ích cho mọi người, cho xã hội và được mọi người yêu quý, kính trọng. Vậy cần phải sống như thế nào để có đạo được và tuân theo pháp luật, bài học dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này giúp bạn. Chúng ta cùng bắt đầu:
A. Kiến thức trọng tâm
I. Đặt vấn đề
Nguyền Hải Thoại – Một tấm gương về sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật
Gợi ý trả lời câu hỏi:
a) Những chi tiết nào thể hiện anh hùng lao động Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật?
- Biết tự trọng, tự tin, tự lập, trung thực.
- Chăm lo đến đời sống vật chất và tình thần cho con người (ăn, ở, học hành, vui chơi, thể thao, văn hóa, văn nghệ).
- Có trách nhiệm năng lực sáng tạo bồi dưỡng đào tọa cán bố công nhân nâng cao trình độ kiến thứ, mở rộng sản xuất
- Nâng cao uy tín của đơn vị, công ty.
b) Động cơ nào thôi thúc anh Nguyễn Hải Thoại có suy nghĩ và hành động sáng tạo để phát triển Tổng công ti Xây dựng Thăng Long? Động cơ đó biểu hiện những phẩm chất gì của anh?
- Động cơ thúc đẩy Nguyễn Hải Thoại là phát triển công ty ngang tầm với sự nghiệp đổi mới của đất nước.
- Động cơ đó được biểu hiện anh là người “sống có đạo được và tuân theo pháp luật”.
c) Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật như anh hùng lao động Nguyễn Hải Thoại đã đem lại những lợi ích gì cho bản thân, mọi người và xã hội?
- Bản thân đã đạt danh hiệu: “Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới”.
- Công ty là đơn vị tiêu biểu của ngành xây dựng.
- Uy tín của công ty giúp cho nhà nước ta mở rộng quan hệ với các nước khác, đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm:
- Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Tuân theo pháp luật là sống và hành động theo các quy định của pháp luật.
2. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật:
- Sống có đạo đức là phải tuân thủ theo pháp luật và ngược lại việc sống tuân theo pháp luật cũng được thực hiện theo một số giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội.
3. Ý nghĩa:
- Là điều kiện để con người phát triển, tiến bộ trở thành người có ích cho gia đình và xã hội, được mọi người kính trọng.
- Là điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc, thúc đẩy xã hội phát triển.
4. Trách nhiệm công dân, học sinh
- Cần thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân trong việc sống có đạo được và tuân theo pháp luật.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Hãy nêu ví dụ và phân tích nhận định : Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là điều kiện để phát triển của mỗi cá nhân và xã hội.
Câu 2: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào biểu hiện là người có đạo đức, hành vi nào thể hiện biết tuân theo pháp luật ?
a) Chăm sóc ông bà lúc ốm đau ;
b) Làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ ;
c) Giúp em học tập ở nhà ;
d) Tham gia tích cực các công việc của lớp ;
đ) Rủ nhau đến thăm hỏi thầy cô giáo cũ nhân ngày 20 tháng 11 ;
e) Tham gia hiến máu nhân đạo ;
g) Không đua xe máy ;
h) Không tàng trữ, vận chuyển, sử dụng ma tuý ;
i) Tham gia giữ gìn các di sản văn hoá ;
k) Không vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều ;
l) Giúp các nhà chức trách ngăn chặn các hành vi phạm pháp.
Câu 3: Vì sao có một số người cố tình làm những việc dù biết rằng việc đó là vi phạm pháp luật ? (Ví dụ : làm hàng giả, buôn bán vận chuyến ma tuý,...).
Câu 3: Vì sao có một số người cố tình làm những việc dù biết rằng việc đó là vi phạm pháp luật ? (Ví dụ : làm hàng giả, buôn bán vận chuyến ma tuý,...).
Câu 4: Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên phạt một số thanh niên đua xe trái phép vào ngày mồng một Tết năm Quý Mùi (2003).
Theo em, hành vi của số thanh niên trên đã vi phạm chuẩn mực đạo đức hay vi phạm quy định của pháp luật ? Vì sao?
Câu 5: Trên đường đi học về, Thanh và Hà gặp một phụ nữ đang bị công an rượt đuổi. Chị ta dúi vào tay Thanh một gói hàng và nói nhỏ : “Giấu giúp chị, tí nữa chị xin lại và hậu tạ các em. Số điện thoại của chị đây”.
- Nếu là Thanh và Hà, em sẽ xử lí tình huống trên như thế nào ? Vì sao ?
- Em có nhận xét gì về việc làm củạ người phụ nữ trong tình huống trên ?
Câu 6: Bản thân em và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật ? Hãy đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót đó.
Câu hỏi: Em hiểu như thế nào về câu nói pháp luật, đạo đức là công cụ điều chỉnh hành vi một cách tối đa?
=> Trắc nghiệm công dân 9 bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
Xem thêm bài viết khác
- Do muốn có tiền tiêu xài, Nam học sinh lớp 9 (14 tuổi), đã nhận lời chuyển một gói hàng lớn để lấy tiền. Bài 3 trang 55 sgk Giáo dục công dân 9
- Ngày được bàn để tiến đến chọn là ngày thành lập Đoàn là ngày nào Ôn tập GDCD 9
- Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Những hành vi, việc làm nào dưới đây là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? Giải GDCD 9 bài 17 câu 1
- Em hãy nêu ví dụ về sự hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường, chống đói nghèo, phòng chống HIV/AIDS, đấu tranh chống khủng bố? Bài 1 trang 22 sgk GDCD 9
- Hãy tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè trong tổ, trong lớp về một công trình hợp tác quốc tế ở địa phương em hoặc của nước ta? Bài 4 trang 23 sgk GDCD 9
- Câu 4 bài 18 GDCD 9 Bài 4 trang 68 sgk Giáo dục công dân 9
- Theo em, để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải làm gì? Bài 4 trang 11 sgk GDCD 9
- Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? Vì sao ?
- Em hiểu như thế nào về câu nói pháp luật, đạo đức là công cụ điều chỉnh hành vi một cách tối đa?
- Câu chuyện ngắn về dân chủ và kỉ luật Ôn tập GDCD 9
- Hãy nêu ví dụ và phân tích nhận định: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là điều kiện để phát triển của mỗi cá nhân và xã hội. Bài 1 trang 68 sgk Giáo dục công dân 9