Ngày được bàn để tiến đến chọn là ngày thành lập Đoàn là ngày nào Ôn tập GDCD 9

Nội dung
  • 1 Đánh giá

KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi đáp án cho câu hỏi Ngày được bàn để tiến đến chọn là ngày thành lập Đoàn là ngày nào cùng với phần tìm hiểu kiến thức về thành lập Đoàn được tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Trắc nghiệm: Ngày được bàn để tiến đến chọn là ngày thành lập Đoàn là ngày nào?

A. Ngày đầu tiên của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa I.

B. Ngày cuối cùng của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa I.

C. Ngày đầu tiên của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II.

D. Ngày cuối cùng của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Ngày cuối cùng của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa.

Giải thích: Ngày được bàn để tiến đến chọn là ngày thành lập Đoàn là ngày cuối cùng của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa.

Kiến thức về thành lập Đoàn

1. Hoàn cảnh ra đời

- Từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 3 năm 1931, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 2, Trung ương Đảng đã dành một phần quan trọng để bàn về công tác thanh niên, đặt ra vấn đề "... tổ chức ra Thanh niên cộng sản đoàn là nhiệm vụ để thâu phục một bộ phận quan trọng của vô sản giai cấp, là một vấn đề cần thiết mà Đảng phải giải quyết", chủ trương thống nhất các tổ chức thanh niên thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, nhằm thu hút thanh niên phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.

- Trên cơ sở Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 2, một số Ủy viên Trung ương Đảng đã được cử phụ trách các vấn đề liên quan tới thanh niên trong các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương. Cuối tháng 4 năm 1931, từ nước ngoài, ở Trung Kỳ, Xứ ủy Đoàn được thành lập trên cơ sở các Đoàn Ủy ban Cán sự Đoàn các cấp. Ở một số tỉnh đã hình thành cấp Tỉnh ủy Đoàn và Huyện ủy Đoàn, trên cơ sở các chi bộ thanh niên thuộc đảng bộ.

- Từ năm 1931 đến năm 1935, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương tiếp tục phát triển ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Nam Bộ. Tháng 3 năm 1935, tại Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất ở Ma Cao, Trung ương Đảng đã công nhận chính thức Chương trình hành động của Đoàn công bố từ 1933 và đề xuất việc triệu tập Đại hội Đoàn toàn quốc. Nhưng do tình hình thay đổi, đại hội sau đó đã không họp được.

2. Sự hình thành và phát triển

- Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.

- Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:

+ Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương.

+ Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.

+ Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương.

+ Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam.

+ Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam.

+ Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh.

+ Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

- Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội đã liên tiếp lập nên những chiến công xuất sắc và trưởng thành vượt bậc.

3. Hệ thống tổ chức

- Chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn, là hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi. Tính đến năm 2017, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có 267.495 chi đoàn (trong đó: khu vực nông thôn 97.584 chi đoàn; khu vực đô thị 26.475 chi đoàn; khu vực trường học 99.426 chi đoàn; khu vực doanh nghiệp 17.429 chi đoàn; khu vực hành chính sự nghiệp 17.183 chi đoàn; khu vực lực lượng vũ trang 9.382 chi đoàn).

- Hệ thống tổ chức của Đoàn được tổ chức từ Trung ương xuống cơ sở gồm có 4 cấp. Tính đến năm 2017, số lượng tổ chức ở mỗi cấp như sau:

- Cấp cơ sở gồm Đoàn cơ sở và Chi đoàn cơ sở (Có hơn 44.454 tổ chức cơ sở Đoàn với 21.720 đơn vị Đoàn cơ sở và 22.734 đơn vị Chi Đoàn cơ sở).

- Cấp Huyện và tương đương (có 1.377 đơn vị Đoàn cấp huyện và tương đương, gồm 705 quận, huyện, thị, thành đoàn và 672 đoàn tương đương cấp huyện).

- Cấp Tỉnh và tương đương (có 67 đơn vị Đoàn cấp tỉnh và tương đương, gồm 63 tỉnh, tỉnh thành Đoàn và 4 Đoàn trực thuộc).

- Cấp Trung ương.

Chủ đề liên quan