Bài 19: Thực hành đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi Bắc Bộ
Sau đây, chúng ta cùng đến với bài thực hành đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi Bắc Bộ. Thông qua bài học, hi vọng các bạn học sinh sẽ nắm rõ hơn về vùng đất của tổ quốc.
1. Xác định trên hình 17.1 vị trí của các mỏ: than, sắt, mangan, thiếc, bôxít, apatit, đồng, chì, kẽm.
Trả lời:
Ta có bảng phân bố các mỏ than, sắt, mangan, thiếc…
Từ bảng phân bố trên kết hợp với bản đồ ta dễ dàng tìm được vị trí của các mỏ khoáng sản đã liệt kê ở bảng trên.
2. Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
a) Những ngành công nghiệp khai thác nào có điều kiện phát triển mạnh? Vì sao?
b) Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ.
c) Trên hình 18.1 (trang 66 SGK 9), hãy xác định :
- Vị trí của vùng mỏ than Quảng Ninh.
- Nhà máy nhiệt điện Uông Bí.
- Cảng xuất khầu than Cửa Ông.
d) Dựa vào hình 18.1 (trang 66 SGK 9) và sự hiểu biết, hãy vẽ sơ đổ thể hiện môi quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích:
- Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.
- Phục vụ nhu cầu tiêu dùng than trong nước.
- Xuất khẩu
Trả lời:
a. Những ngành công nghiệp khai thác than, sắt, Apatit, và một số kim loại màu như đồng, chì, kẽm phát triển mạnh vì:
- Các mỏ này có trữ lượng khá lớn
- Điều kiện khai thác tương đối thuận lợi
- Đáp ứng nhu cầu nền kinh tế.
Ví dụ như Apatit dùng làm phân bón, than dùng trong sinh hoạt, nguyên liệu cho nhà máy nhiệt điện và sản xuất vật liệu xây dựng…)
b. Ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ.
Công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên sử dụng các nguyên liệu tại Thái Nguyên như:
- Mỏ sắt Trại Cau: cách trung tâm công nghiệp Thái Nguyên khoảng 7 km.
- Than mỡ Phấn Mễ: cách trung tâm công nghiệp Thái Nguyên khoảng 17 km
- Mỏ thanh Khánh Hòa: cách trung tâm công nghiệp Thái Nguyên khoảng 10 km.
c. Trên hình 18.1, học sinh xác định :
- Vị trí của vùng mỏ than Quảng Ninh.
- Nhà máy nhiệt điện Uông Bí.
- Cảng xuất khầu than Cửa Ông.
d. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích:
- Làm nhiên liệu các nhà máy nhiệt điện
- Phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước
- Xuất khẩu.
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát hình 28.1, hãy xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?
- Tại sao các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đồng đều?
- Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
- Hệ thống lý thuyết và câu hỏi ôn thi môn địa lí 9 kì 2 năm học 2018 mới nhất
- Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ
- Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long?
- Dựa vào hình 23.1 và hình 23.2 hãy so sánh tiềm năng tài nguyên rừng và khoáng sản phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn.
- Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 31, 32, 33: Đông Nam Bộ
- Dựa vào hình 14.1, hãy kể tên các tuyến đường sắt chính?
- Bài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
- Dựa vào hình 6.1 hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Xu hướng này thể hiện rõ ở những khu vực nào?
- Quan sát hình 20.1, hãy kể tên và nêu sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Hồng.