Bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sgk Địa lí 4 Trang 72
Ở bài trước, các con đã được tìm hiểu về đặc điểm cũng như khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn. Vậy với đặc điểm như vậy, ở dãy núi này gồm có những ai sinh sống. Phải chăng đó là những dân tộc ít người? Để biết câu trả lời đó đúng hay sai, chúng ta cùng đến với bài học ngay sau đây.
Bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập kiến thức lý thuyết
- Hướng dẫn giải các bài tập
A. Kiến thức trọng tâm
1. Hoàng Liên Sơn – nơi cư trú của một số dân tộc ít người
- Hoàng Liên Sơn có dân cư thưa thớt hơn khu vực đồng bằng
- Dân tộc ít người chủ yếu: Dao, Mông, Thái..
- Đi lại khó khăn, chủ yếu là đi bộ hoặc ngựa.
CH: Dựa vào bảng số liệu, em hãy kể tên các dân tộc theo thứ tự địa bàn cư trú ừ nơi thấp đến nơi cao.
Trả lời:
- Dân tộc Thái: dưới 700m
- Dân tộc Dao: từ 700m – 1000m.
- Dân tộc Mông: trên 1000m.
2. Bản làng với nhà sàn
- Các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn tập trung thành bản, sống cách xa nhau
- Trên cao ít dân, thung lũng dân đông hơn
- Dân cư ở đây sống chủ yếu bằng nhà sàn làm từ gỗ, tre, nứa… để tránh ẩm thấp và thú dữ.
3. Chợ phiên, lễ hội, trang phục
- Chợ phiên họp vào ngày nhất định. Là nơi buôn bán, trao đổi, giao lưu văn hóa, gặp gỡ, kết bạn.
- Lễ hội: thường vào mùa xuân, tiêu biểu như: Hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng, thi hát, múa sạp, múa còn …
- Trang phục: Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng, thường được may, khăn gối, thêu và trang trí công phu, màu sắc rực rỡ.
CH: Dựa vào hình 3 và vốn hiểu biết, em hãy kể tên một số hàng hóa bán ở chợ?
- Một số hàng hóa bán ở chợ Phiên là: Quần áo thổ cẩm, vải vóc, rau củ, măng, gà, lợn,…
CH: Em hãy nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong các hình 4, 5, 6?
- Trong các hình 4, 5, 6 là trang phục của ba dân tộc Thái, Mông và Dao.
- Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng, thường được may, thêu, khăn gối và trang trí công phu, màu sắc rực rỡ.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 76 - sgk địa lí 4
Nêu tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn. Kể về lễ hội, trang phục và chợ phiên của họ
Câu 2: Trang 76 – sgk địa lí 4
Mô tả nhà sàn và giải thích tại sao người dân ở miền núi thường làm nhà sàn để ở?
Xem thêm bài viết khác
- Kể tên một số dân tộc ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
- Kể tên những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ mà em biết?
- Kể tên một số sản phẩm thủ công truyền thống ở Hoàng Liên Sơn?
- Nêu tên các sản phẩm của ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng?
- Nêu thứ tự các công việc trong sản xuất đường mía?
- Hãy chỉ vị trí dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và nêu đặc điểm của dãy núi này?
- Dựa vào hình 1, em hãy kể tên các đồng bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Nam ra Bắc?
- Em hãy sưu tầm các ảnh về hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung?
- Em hay kể về nhà ở và làng xóm của người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ?
- Sưu tầm tranh ảnh và các tư liệu về biển, đảo và quần đảo của nước ta?
- Bài 20: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (Tiếp) sgk Địa lí 4 Trang 124
- Bài 15: Thủ đô Hà Nội sgk Địa lí 4 Trang 109