Bài 9 : Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (Tiếp theo) – Địa lí 10 trang 35
Trái đất luôn chịu nhiều tác động từ các yếu tố ngoại lực. Do đó trên bề mặt Trái đất luôn diễn ra các quá trình bào mòn, vận chuyển và bồi tụ. Vậy cụ thể của các quá trình đó diễn ra như thế nào, bài học hôm nay chúng ta sẽ đến với bài học ngày hôm nay.
Nội dung bài viết gồm có 2 phần:
- Kiến thức trọng tâm
- Hướng dẫn giải bài tập
A. Kiến thức trọng tâm
2. Quá trình bóc mòn
- Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió...) làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó.
- Quá trình bóc mòn có nhiều hình thức khác nhau
a. Xâm thực:
- Làm chuyển dời các sản phẩm phong hoá
- Là quá trình bóc mòn do nước chảy, sóng biển, gió, băng hà...
- Do nước chảy tạm thời: Khe, rãnh...
- Do dòng chảy thường xuyên: Sông, suối...
- Xâm thực của sóng biển tạo ra các vịnh, các mũi đất nhô ra biển.
- Địa hình bị biến dạng: giảm độ cao, sạt lở...
b. Thổi mòn:
- Quá trình bóc mòn do gió, thường xảy ra mạnh ở những vùng khí hậu khô hạn.
- Tạo thành những dạng địa hình độc đáo như: nấm đá, cột đá
c. Mài mòn:
- Diễn ra chậm chủ yếu trên bề mặt đất đá.
- Do tác động của nước chảy trên sườn dốc, sóng biển, chuyển động của băng hà tạo dạng địa hình: Vách biển, hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ
3. Qúa trình vận chuyển
- Là sự tiếp tục của quá trình bóc mòn. Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
- Khoảng cách dịch chuyển phụ thuộc vào động năng của quá trình:
- Vật liệu nhẹ, nhỏ được động năng của ngoại lực cuốn theo.
- Vật liệu lớn, nặng chịu thêm tác động của trọng lực, vật liệu lăn trên bề mặt đất đá
4. Qúa trình bồi tụ
a. Khái niệm
- Là quá trình tích tụ các vật liệu phá vỡ
b. Hình thức
- Tích tụ dần trên đường theo thứ tự giảm dần theo kích thước và trọng lượng
- Tích tụ và phân lớp theo trọng lượng (khi động năng giảm đột ngột).
c. Kết quả
- Tạo nên các dạng địa hình bồi tụ: Bãi bồi, đồng bằng phù sa, cồn cát, bãi biển, thềm bồi tụ…
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Hãy kể tên một số dạng địa hình bồi tụ do nước chảy, do gió và sóng biển mà em biết?
Câu 2: Qúa trình bóc mòn là gì ? Kể tên một số dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo thành?
Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa ba quá trình: Phong hóa, vận chuyển và bồi tụ?
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào hình 19.1 và 19.2, hãy cho biết: Sự phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất có tuân theo quy luật địa đới hay không?
- Dựa vào bảng 11 và hình 11.3, trình bày và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ...
- Căn cứ vào biểu đồ các mũi giờ, hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam, biết rằng ở thời điểm đó, giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31- 12?
- Trình bày đặc điểm của thị trường thế giới?
- Các kiểu khí hậu khác nhau trên Trái Đất có tham gia vào sự hình thành các loại đất khác nhau không? Hãy lấỵ ví dụ chứng minh.
- Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực?
- Hãy tìm những nguyên nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật ở địa phương của em.
- Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp
- Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau như thế nào?
- Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
- Giả sử tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Ấn Độ là 2% và không thay đổi trong thời kì 1995- 2000.
- Dựa vào các hình 19.1 và 19.2 cùng kiến thức đã học, em hãy cho biết: Thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi những vĩ tuyến nào? Những châu lục nào có chúng? Tại sao?