[Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 11: Một số vật liệu thông dụng
Giải SBT khoa học tự nhiên 6 bài 11: Một số vật liệu thông dụng sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 11.1. Thế nào là vật liệu?
A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.
B. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, ...
C. Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
Trả lời:
Chọn đáp án: C
Câu 11.2. Gang và thép đều là hợp kim tạo bởi 2 thành phần chính là sắt và carbon, gang cứng hơn sắt, Vì sao gang ít sử dụng trong các công trình xây dựng?
A.Vì gang được sản xuất ít hơn thép.
B. Vị gang khó sản xuất hơn thép.
C. Vì gang dân nhiệt kém hơn thép.
D. Vì gang giòn hơn thép.
Trả lời:
Chọn đáp án: D
Câu 11.3. Mô hình 3R có nghĩa là gì?
A. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.
B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiếu, tái chế, tái sử dụng.
C. Sử dụng các vật liệu Ít gây ô nhiễm mỗi trường.
D. Sử dụng vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp.
Trả lời:
Chọn đáp án: B
Câu 11.4. Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?
A. Thuỷ tỉnh.
B. Thép xây dựng.
C. Nhựa composite.
D. Xi măng.
Trả lời:
Chọn đáp án: D
Câu 11.5.
a) Dựa vào tính chất nào mà kim loại đồng, kim loại nhôm lại được sử dụng làm dây điện?
b) Tại sao đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng dây điện cao thế lại thường sử dụng vật liệu nhôm chứ không sử dụng vật liệu đồng?
Trả lời:
a) Kim loại đồng, nhôm được dùng làm dây dẫn điện vì nó có khả năng dẫn điện tốt.
bì Dây điện cao thế thường sử dụng nhôm vì nhôm nhẹ, làm giảm áp lực lên cột điện, cột điện đỡ bị gãy. Ngoài ra, giá nhôm cũng rẻ hơn so với đồng.
Câu 11.6. Tại sao cửa ngõ làm bằng thép hộp người ta thường phải phủ lên một lớp sơn, còn làm bằng inox thì người ta thường không sơn?
Trả lời:
Vật liệu inox thường không bị gỉ nên không cần phun sơn bảo vệ, còn vật liệu bằng thép văn bị gỉ trong môi trường không khi nên phải phun sơn để bảo vệ
cho nó được bền hơn.
Câu 11.7. Nhựa được dùng làm vật liệu chế tạo nhiều vật dụng khác nhau. Hình dưới đây là một số vật dụng được làm từ chất liệu nhựa và thời gian phân hủy của nó.
a) Thời gian phân huỷ của vật liệu nhựa như thế nào?
bì Tác hại của vật liệu nhựa với môi trường và sức khoẻ con người như thế nào?
c) Em hãy đề xuất các giải pháp để giảm tác hại tới mời trường của vật liệu nhựa.
Trả lời:
a) Thời gian để nhựa bị phân hủy rất lâu, có thể hàng trăm năm.
b) Vật liệu nhựa sau khi sử dụng chuyển thành rắc thải nhựa, lâu phân huỷ nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Các hạt ví nhựa sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người và sinh vật khác.
c) Giải pháp:
- Hạn chế tới mức tối đa việc dùng vật liệu nhựa.
- Ưu tiên sử dụng các vật dựng sản xuất từ nguyên liệu dễ phân huỷ, thân thiện với môi trường.
- Tích cực phân loại rác thải trong đó có rác thái nhựa để tái chế.
Câu 11.8. Vải may quần áo được làm từ sợi bóng hoặc sợi polymer (nhựa). Loại làm bằng sợi bóng có đặc tính thoáng khí, hút ấm tốt hơn, mặc dễ chịu hơn nên thường đắt hơn vải làm bằng sợi polymer. Làm thế nào để ta có thế phân biệt được 2 loại vải này?
Trả lời:
- Để phân biệt 2 loại vải trên, ta cắt một mảnh vải nhỏ từ 2 loại rồi đem đốt:
+ Mảnh nào cháy và queo lại, khét mùi nhựa thi đó là vải polymer.
+ Mảnh nào cháy thành tro và khét mùi giấy thì đó là vài cotton làm từ sợi bông.
Câu 11.9. Ghi đúng (Đ), sai (S) vào ô phù hợp đối với các nhận xét về đồ dùng bằng nhựa.
Trả lời:
Xem thêm bài viết khác
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 35: Lực và biểu diễn lực
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 23: Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 5: Đo khối lượng
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 40: Lực ma sát
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 33: Đa dạng sinh học
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 15: Chất tinh khiết - Hỗn hợp
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 8: Sự đa dạng và các chất cơ bản của chất. Tính chất của chất
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 44: Chuyển động nhìn thấy của mặt trăng