[Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 25: Vi khuẩn
Giải SBT khoa học tự nhiên 6 bài 25: Vi khuẩn sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 25.1. Vi khuẩn là
A. nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.
B. nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi.
C. nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.
D. nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.
Trả lời:
Chọn đáp án: A
Câu 25.2. Bệnh nào sau đây không phải do vi khuẩn gây nên?
A. Bệnh kiết lị.
B. Bệnh tiêu chảy.
C. Bệnh vàng da.
D. Bệnh thuỷ đậu.
Trả lời:
Chọn đáp án: D
Câu 25.3. Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh cho người nhiễm vi khuẩn:
(1) Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.
(2) Cần lựa chọn đúng loại kháng sinh và có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh.
(3) Dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách.
(4) Dùng kháng sinh đủ thời gian,
(5) Dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm vị khuẩn,
Lựa chọn đáp án đầy đủ nhất:
A.(1), (2), (3), (4), (5).
B.(1), (2), (5).
C.(2), (3) (4), (5).
D.(1), (2), (3), 4).
Trả lời:
Chọn đáp án: D
Câu 25.4. Quan sát các hình sau.
a) Hình (1), (2), (3), (4), (5) là một số biểu hiện bệnh do vi khuẩn. Hãy kể tên các biểu hiện trên.
b) Biểu hiện thường gặp ở người bị bệnh lao phổi gồm:
A.(1), 0), (4), (5).
B.(1), 0), (3), (4), (5).
C. (2), (3), 4), (5).
D.(1),(2), (3), (4).
Trả lời:
a) Ho, sốt cao, đau bụng, tức ngực, mệt mỏi.
b) Đáp án: A
Câu 25.5 Con đường lây truyền nào sau đây không phải là con đường lây truyền bệnh lao phổi?
A. Tiếp xúc trực tiếp với nguồn gây bệnh.
B, Thông qua đường tiêu hoá.
C. Thông qua đường hô hấp.
D. Thông qua đường máu.
Trả lời:
Chọn đáp án: D
Câu 25.6. Vẽ và chú thích các thành phần cấu tạo chung của vi khuẩn.
Trả lời:
- Gợi ý: Vẽ và chú thích được các thành phần cấu tạo chung của ví khuẩn như trong SGK,
Câu 25.7. Điền từ còn thiếu vào đoạn thông tin sau bằng cách lựa chọn đáp án thích hợp từ các gợi ý sau: vius, ví khuẩn, phân huỷ, tổng hợp, vật chất, sinh vật.
Vì khuẩn có vai trò quan trọng trong tự nhiên và đời sống con người: chúng (1)... xác (2) ... thành các chất đơn giản, khép kín vòng tuần hoàn (3)... trong tự nhiên. (4)... góp phần hình thành than đá, dầu lửa.
Trả lời:
(1) phân hủy, 2) sinh vật, (3) vật chất, (4) Vi khuẩn.
Câu 25.8. Bác sĩ luôn khuyên chúng ta “ăn chín, uống sôi" để phòng tránh bệnh do vi khuẩn gây nên. Em hãy giải thích vì sao bác sĩ đưa ra lời khuyên như vậy.
Trả lời:
- Vi khuẩn thường phân bố với số lượng lớn ở các loại môi trường như: đất, nước, không khí, cơ thể sinh vật, đó dùng, thức ăn ôi thiu, ... Tuy nhiên, phần lớn vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Vì vậy cần nấu chín thức ăn, nước uống trước khi sử dụng để phòng các bệnh do vị khuẩn gây ra.
Câu 25.9. Khi trời trở lạnh đột ngột, em bị ho, mẹ đưa em đi khám bác sĩ. Bác sĩ kê cho em một đơn thuốc kháng sinh và đặn em phải uống đủ liều. Em hãy tìm hiểu và giải thích xem tại sao bác sĩ lại dặn dò như vậy.
Trả lời:
- Tuân thủ thời gian sử dụng thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh và hạn chế nguy cơ xảy ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
Câu 25.10. Bệnh than do vị khuẩn Bacillus anthracis gây nên, Vì khuẩn Bacillus anthracis có khả năng sinh bào tử hay còn gọi là nha bảo. Các bào tử của chúng có thể tồn tại rất lâu và có sức sống cao trong những môi trường khắc nghiệt. Chính vì nguyên nhân này, bệnh than đang trở thành mối đe doạ lớn tới sức khoẻ con người. Em hãy tìm hiểu và mô tả nguyên nhân, triệu chứng, con đường lây truyền, đối tượng nguy cơ và các biện pháp phòng chống đổi với bệnh này.
Trả lời:
Nguyên nhân: Khi con người tiếp xúc với động vật, những sản phẩm từ động vật bị nhiễm vị khuẩn Bacillus anthracis sẽ gây nên bệnh than.
- Triệu chứng bệnh than:
- Bệnh xảy ra qua một vết cát trên da bao gồm những biểu hiện sau: xuất hiện vết giộp và u nhỏ có thể gây ngứa, sưng xưng quanh vết thương: vết thương có thể không đau, loét, có tàm đen suất hiện sau vết giộp và u nhỏ, vị trí ở một, có, cánh tay, bàn tay,
- Triệu chứng bệnh than xảy ra qua đường hỏ hấp: sốt, ớn lạnh, khó chịu vùng ngực, khó thở, chống mặt, ho, buồn nôn, nôn, đau đầu, đau bụng, toát mồ hôi, đau nhức toàn thân, đau nhức cơ;
- Triệu chứng bệnh than xảy ra qua đường tiêu hoá: do ăn phải những thức ăn, thịt động vật bị nhiễm vi khuẩn, thường có các dấu hiệu sau: sốt, ớn lạnh, sưng cổ, nổi hạch vùng cổ, đau họng, nuốt có cảm giác đau, khàn giọng, buồn nôn, nôn, nôn ra máu, đau bụng, tiêu chảy, tiêu chảy có máu, đau đầu, đỏ mặt, đỏ mắt.
- Con đường lây truyền: Bệnh than lây truyền chủ yếu qua ba con đường:
- Qua vết thương hở trên da;
- Qua đường hô hấp;
- Qua đường tiêu hoá.
Cả ba con đường này đều có nguyên nhân trực tiếp là việc nhiễm phải vi khuẩn từ mô động vật, đa, xương, lông, các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật nhiễm bệnh than thông qua việc tiếp xúc, sờ phải, hít phải và ăn phải mầm bệnh.
- Đối tượng nguy cơ:
- Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh than cao hơn những người bình thường bao gồm: những người phục vụ trong quản đội và những khu vực có nguy cơ mắc phải bệnh than; những người lên quan đến việc nghiên cứu bệnh than trong phòng thí nghiệm; những người làm công việc xử lí da, lông động vật trong các khu vực có ngưy cơ bị bệnh than; những người làm việc trong ngành thú y; những người tiêm chích, sử dụng các loại ma tuý.
- Biện pháp phòng chống bệnh than:
- Tuyên truyền giữ gìn vệ sinh cá nhân, đặc biệt khi tiếp xúc với những động vật nhiễm vi khuẩn bệnh than;
- Hướng dẫn chăm sóc vết thương trên da;
- Đối với ngành công nghiệp có nguy cơ truyền bệnh than, thực hiện phòng chống bại, thông gió tốt trong khâu chế biến nguyên, vật liệu từ động vật thô;
- Kiểm tra sức khoẻ thường xuyên cho công nhân làm trong những ngành công nghiệp có nguy cơ mắc bệnh,
- Sử dụng đồ bảo hộ lao động, vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm vì khuẩn gây bệnh than;
- Không được mổ xác chết, giết, mổ động vật bị nghi nhiễm bệnh hoặc đã nhiễm bệnh than. Nếu đã mồ thì phải tiêu huỷ toàn bộ dụng cụ và vật dụng có liên quan đến việc giết mổ. Đặc biệt, bệnh than ở Việt Nam được phòng chống bằng cách tiêu huỷ theo trình tự những xác chết động vật hoặc động vật sống mắc bệnh, có biếu hiện mắc bệnh than;
- Nghiêm cấm bán da, lông của những động vật nhiễm bệnh than;
- Kiểm tra nước thải và những chất thải của nhà máy chế biến động vật có nguy cơ nhiễm bệnh
Xem thêm bài viết khác
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 22: Phân loại thế giới sống
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 26: Thực hành quan sát vi khuẩn
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 31: Động vật
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 6: Đo thời gian
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 4: Đo chiều dài
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 15: Chất tinh khiết - Hỗn hợp
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 36: Tác dụng của lực
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 33: Đa dạng sinh học
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 23: Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân