[Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 41: Năng lượng
Giải SBT khoa học tự nhiên 6 bài 41: Năng lượng sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 41.1. Ta trực tiếp nhận biết được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khá năng nào?
A. Làm tăng khối lượng vật khác.
B. Làm nóng một vật khác.
C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.
D. Nổi được trên mặt nước.
Trả lời:
Chọn đáp án: B
Câu 41.2. Vật liệu nào không phải là nhiên liệu?
A. Than đá.
B. Hơi nước.
C. Gas.
D. Khí đốt.
Trả lời:
Chọn đáp án: B
Câu 41.3. Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?
A. Nâng lượng khí đốt.
B Năng lượng gió.
C. Năng lượng thuỷ triều.
D. Năng lượng mặt trời.
Trả lời:
Chọn đáp án: A
Câu 41.4. Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháo hoa là
A. nhiệt năng.
B. quang năng.
C. hoá năng.
D. cơ năng.
Trả lời:
Chọn đáp án: C
Câu 41.5. Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?
A. Nhiệt năng, động năng và thế năng.
B. Chỉ có nhiệt năng và động năng.
C. Chỉ có động năng và thế năng.
D. Chỉ có động năng.
Trả lời:
Chọn đáp án: A
Câu 41.6. Nhiên liệu tích trữ năng lượng hữu ích. Chúng ta thu được năng lượng từ nhiên liệu bằng cách
A.di chuyển nhiên liệu.
B. tích trữ nhiên liệu.
C. đốt cháy nhiên liệu.
D. nấu nhiên liệu.
Trả lời:
Chọn đáp án: C
Câu 41.7. Nhiên liệu tích trữ năng lượng dưới dạng
A. nhiệt năng.
B.hoá năng.
C. thế năng hấp dẫn,
D. thế năng đàn hồi,
Trả lời:
Chọn đáp án: B
Câu 41.8. Hai máy bay có khối lượng như nhau. Chiếc 1 bay ở độ cao 2 km với vận tốc 50 m/s. Chiếc 2 bay ở độ cao 3 km với vận tốc 200 km/h, Máy bay nào có cơ năng lớn hơn? Vì sao?
Trả lời:
Đổi 50 m/a = 180 km/h
=> Vì mày bay 2 bay cao hơn và có vận tốc lớn hơn máy bay 1 nên máy bay 2 có thế năng và động năng lớn hơn máy bay 1. Vì vậy cơ năng của máy bay 2 lớn hơn máy bay 1.
Câu 41.9. Trong xây dựng, người ta dùng búa máy để đóng các cọc bê tông. Một búa máy có khối lượng M được thả rơi từ độ cao H xuống và đóng vào một cọc bê tông có khối lượng m trên mặt đất làm cọc lún sâu vào trong đất một đoạn h. Em hãy nêu sự phụ thuộc của h vào H để thấy được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
Trả lời:
- H càng lớn thì h cũng càng lớn. Khi tăng H thì năng lượng của búa máy tảng lên dẫn đến khi đóng cọc thì nó tác dụng lực lên cọc lớn hơn làm cho cọc lún sâu hơn vào trong đất.
Xem thêm bài viết khác
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 6: Đo thời gian
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 13: Một số nguyên liệu
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 36: Tác dụng của lực
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 43: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 17: Tế bào
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên