[Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên

  • 1 Đánh giá

Giải SBT khoa học tự nhiên 6 bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Câu 1.1. Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây?

  • A. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên.
  • B. Các quy luật tự nhiên.
  • C. Những ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và môi trường sống.
  • D. Tất cả các ý trên.

Trả lời:

Chọn đáp án D

Câu 1.2. Hoạt động nào sau đây không được xem là nghiên cứu khoa học tự nhiên?

  • A. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của động vật.
  • B. Nghiên cứu sự lên xuống của thuỷ triều.
  • C. Nghiên cứu sự khác nhau giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá Trung Quốc.
  • D. Nghiên cứu cách thức sản xuất phân bón hoá học.

Trả lời:

Chọn đáp án C

Câu 1.3. Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời (hình dưới) thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?

  • A. Chăm sóc sức khoẻ con người.
  • B. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên.
  • C. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất.
  • D. Hoạt động nghiên cứu khoa học.

Trả lời:

Chọn đáp án C

Câu 1.4. Một lần, bạn An lấy một ít xi măng trộn với cát rồi tự xây một mô hình ngôi nhà nhỏ giống với ngôi nhà của mình. Bạn Khánh đến rủ bạn An đi đá bóng. An nói: Để mình làm cho xong công trình nghiên cứu khoa học này rồi sẽ đi đá bóng. Theo em, việc mà bạn An đang làm có được coi là nghiên cứu khoa học không?

Trả lời:

Việc bạn An xây một mô hình ngói nhà giống với ngôi nhà của mình chỉ là hoạt động làm theo, rèn luyện kĩ năng chứ không phải là nghiên cứu khoa học.

Câu 1.5. Bạn Vy cùng bạn Khang chơi thả diều.

a) Hoạt động chơi thả diều có phải là nghiên cứu khoa học tự nhiên không?

b) Theo em, người ta đã nghiên cứu và vận dụng sự hiểu biết nào trong tự nhiên để tao ra con diều trong trò chơi?

Trả lời:

a) Hoạt động thả diều chỉ là một hoạt động vui chơi, thể thao bình thường; không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học.

b) Người ta đã nghiên cứu và vận dụng sự hiểu biết về quá trình bay lượn của chim và sức đẩy của gió để sáng tạo nên trò chơi thả diều.

Câu 1.6. Để nuôi tôm đạt năng suất, ngoài việc cho tôm ăn các loại thức ăn phù hợp, người nông dân còn lắp đặt hệ thống quạt nước ở các đầm nuôi tôm.

a) Người nông dân lắp máy quạt nước cho đầm tôm để làm gì?

b) Việc lắp đặt hệ thống quạt nước cho đầm tôm có phải là hoạt động nghiên cứu khoa học không?

c) Việc cho tôm ăn có phải là nghiên cứu khoa học không?

d) Việc nghiên cứu công thức để chế biến ra thức ăn tốt nhất, giúp tôm phát triển có phải là nghiên cứu khoa học không?

Trả lời:

a) Nông dân lắp máy quạt nước cho đắm tôm để đảo nước liên tục nhằm làm tăng khả năng hoà tan của khí oxygen vào nước, cung cấp đủ oxygen cho tôm.

b) Việc lắp hệ thống quạt nước cho tôm không phải là nghiên cứu khoa học mà đó chỉ là sự vận dụng kết quả của nghiên cứu khoa học vào nuôi trồng thuỷ sản.

c) Việc cho tôm ăn cũng không phải là nghiên cứu khoa học. Đó là công việc bình thường, được người dân thực hiện lặp đi lặp lại hằng ngày.

d) Việc nghiên cứu công thức để chế biến ra thức ăn tốt nhất, giúp tôm phát triển là hoạt động nghiên cứu khoa học vì người ta đã phải thực hiện rất nhiều thí nghiệm để xem xét nhu cẩu dinh dưỡng của tôm; nghiên cứu để xây dựng công thức, thành phần thức ăn thích hợp nhất với tôm để chúng phát triển tốt nhất.


  • 13 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021