[Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 27: Nguyên sinh vật
Giải SBT khoa học tự nhiên 6 bài 27: Nguyên sinh vật sách "Chân trời sáng tạo". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 27.1. Trong các sinh vật dưới đây, sinh vật nào không phải là nguyên sinh vật?
Trả lời:
Chọn đáp án: D
Câu 27.2. Thành phần nào trong tế bào tảo lục ở hình bên giúp chúng có khả năng quang hợp?
A. (1)
B. (2).
C. (3).
D.(4).
Trả lời:
Chọn đáp án: D
Câu 27.3. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật
A. có cấu tạo tế bào nhân thực, đa số có kích thước hiển vi.
B. có cấu tạo tế bào nhân sơ, đa số có kích thước hiển vi.
C. chưa có cấu tạo tế bào, đa số có kích thước hiển vi.
D. có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước lớn.
Trả lời:
Chọn đáp án: A
Câu 27.4. Nấm nhầy thuộc giới
A. Nấm. B. Động vật. C. Nguyên sinh. D. Thực vật.
Trả lời:
Chọn đáp án: C
Câu 27.5. Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?
A, Trùng Entamoeba histolytica.
B. Trùng Plasmodium falcipanum.
C. Trùng giày.
D. Trùng roi.
Trả lời:
Chọn đáp án: A
Câu 27.6. Chọn đáp án phù hợp trong các từ/ cụm từ gợi ý sau: Nguyên sinh vật, nhân thực, một tế bào, nhiều tế bào, tảo lục, trùng biến hình, hình dạng, vi khuẩn, virus để điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin dưới đây:
(1)... là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào (2) ..., kích thước hiển vi. Đa số cơ thể chỉ gồm một tế bào nhưng đảm nhận được đầy đủ các chức năng của một cơ thể sống. Một số (3)... có khả năng quang hợp như (4) ...., trùng roi. (5)... đa dạng về (6)... một số có (7) ... không ốn định như (8)...
Trả lời:
(1) Nguyên sinh vật,
(2) nhân thực,
(3) nguyên sinh vật,
(4) tảo lục,
(5) Nguyên sinh vật,
(6) hình dạng,
(7) hình dạng,
(8) trùng biến hình.
Câu27.7. Hãy kể tên một số kí sinh trùng thuộc nhóm nguyên sinh vật kí sinh ở người.
Trả lời:
Trùng sốt rét, trùng kiết lị, amip ăn não, ...
Câu 27.8. Em hãy nêu một số bệnh lây nhiễm thường gặp trong đời sống và cho biết tác nhân gây bệnh là gì bằng cách hoàn thành bảng sau:
Trả lời:
Câu 27.9. Điều gì sẽ xảy ra với các sinh vật trong chuỗi thức ăn ở hình bên nếu số lượng tảo trong chuỗi thức ăn bị giảm đột ngột?
Trả lời:
- Nếu số lượng tảo trong chuối thức ăn bị giảm đột ngột thì số lượng các sinh vật ở mắt xích phía sau cũng sẽ bị giảm đi, Ảnh hướng nặng nề nhất là giáp xác chân chèo vì tảo là nguồn thức ăn trực tiếp của chúng, các sinh vật càng ở xa tảo thì mức độ ảnh hưởng càng giảm.
Câu 27.10. Hai bạn học sinh đang tranh cãi về môi trường sống của nguyên sinh vật. Bạn thứ nhất nói:”Nguyên sinh vật có thể sống tự do ngoài môi trường tự nhiên”; bạn thứ hai lại nói: “Nguyên sinh vật chỉ có thể sống kí sinh trong cơ thể vật chủ” Em hãy đưa ra giải thích đúng nhất cho hai bạn.
Trả lời:
- Một số nguyên sinh vật có thể sống tự do trong môi trường tự nhiên do trong tế bào có chứa lục lạp, lục lạp có khả năng quang hợp để tống hợp các chất cho cơ thể. Một số khác không chứa lục lạp thì không tự tống hợp được các chất mà phải lấy từ cơ thể vật chủ nên phải sống kí sinh. Do vậy cả hai bạn đều nói đúng nhưng chưa đủ.
Xem thêm bài viết khác
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 37: Lực hấp dẫn và trọng lượng
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 28: Nấm
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 22: Phân loại thế giới sống
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 39: Biến dạng của lò xò. Phép đo lực
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 27: Nguyên sinh vật
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 23: Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 44: Chuyển động nhìn thấy của mặt trăng
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
- [Chân trời sáng tạo] Giải SBT KHTN 6 bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên