Chọn một trong các đề văn trên, lập dàn ý và viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
4. Cho đề văn sau:
a. Tả một người thân yêu và gần gũi nhất với em.
b. Tả lại hình ảnh bố hoặc mẹ em trong các tính huống sau:
- Lúc em ốm.
- Khi em mắc lỗi
- Khi em làm được một việc tốt.
c. Tả lại hình ảnh thầy, cô giáo đang giảng bài.
Chọn một trong các đề văn trên, lập dàn ý và viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
Bài làm:
Dàn bài:
1. Mở bài: giới thiệu về cô giáo em và hình ảnh cô giảo giảng bài mà em nhớ nhất.
“ Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Em rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho em những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Lan- cô giáo chủ nhiệm lớp 5 của chúng em và hình ảnh cô say sưa giảng bài.
2. Thân bài:
a. Tả ngoại hình
- Cô cao ráo và thon gọn
- Trong tiết dạy hôm nay cô mặc một chiếc áo dài màu xanh da trời
- Cô mang một đôi dép cao gót cao màu trắng
- Cô có giọng nói rât truyền cảm và thân thiện
- Đôi mắt biết nói của cô khiến ai cũng phải bắt chuyên
- Đôi môi mỏng, mỗi khi cô cười rất xinh
- Khuôn mặt tròn
- Mái tóc dài ngang lưng, trông rất đẹp
b. Tả tính tình
- Cô rất hiền, nhưng những lúc cô rất nghiêm khắc
- Những bạn không lo học hay chú ý nghe giảng cô đều ân cần bảo ban và chăm sóc
- Cô rất công bằng, không yêu thương ai hay gét bất kì ai
- Cô rất yêu thương chúng em
- Cô rất yêu thương học trò, tận tình chăm sóc và bảo ban
c. Tả hoạt động
- Khi đến lớp cô luôn tươi cười và hỏi han sức khỏe và tâm trạng chúng em
- Cô dạy rất chân tình va chu đáo với chúng em
- Cô luôn dạy học sinh từ cái dễ đến cái khó, phần nào khó cô sẽ chỉ dạy cặn kẽ hay gợi mở cho chúng em tự làm.
- Cô viết chữ rất đẹp, chính vì thế mà nét chữ của bọn em dần đẹp khi cô dạy
- Cô kể truyện rất hay, khi cô kể chuyện bọ em luôn lắng nghe và chú ý như bị mê hoặc
- Cô rất yêu thương và quan tâm đồng nghiệp
- Cô là một hình mẫu lí tưởng cho chúng em học theo
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cô giáo
Bài làm tham khảo
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Nếu cha mẹ là những người cho em nhìn thấy ánh mặt trời, cho em được khôn lớn thành người thì cô giáo chính là ngọn đuốc sáng đưa em đến bến bờ tri thức. Cô đã dạy em từng nét chữ, từng phép toán, biết yêu thương và chia sẻ với mọi người. Hình ảnh về cô giáo Lan đã dạy em từ lớp một đến nay luôn khắc sâu trong tâm trí em đặc biệt là hình ảnh cô giảng bài cho chúng em.
" Tùng....tùng..." tiếng trống trường ròn rã vang lên, cô giáo bước vào lớp mang theo nụ cười hiền dịu như cơn gió mát lành đưa chúng em vào những giờ học đầy say mê và hứng thú. Cô giáo của chúng em cao cao, dáng người mảnh dẻ và nước da trắng. Cô thường mặc váy đến lớp hàng ngày, những chiếc váy với màu sắc dịu nhẹ càng tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng của cô.Cô Lan trong mắt chúng em tựa như người mẹ thứ hai vậy. Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Cô Lan rất tận tụy dạy chúng em, cô giảng bài rất hay. Ở lớp, những bạn học sinh kém, không hiểu bài, cô đều ân cần giảng dạy, chỉ bảo từng li, từng tí. Hằng ngày, khi trống vào học vừa dứt cũng là lúc cô bước vào lớp. Sau vài phút ổn định và kiểm tra bài cũ, lời giới thiệu bài mới của cô vang lên cuốn hút cả lớp. Cô viết những nét chữ tròn trịa và mềm mại lên bảng. Cả lớp im phăng phắc chỉ còn nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt đưa trên giấy. Cô đọc bài, giọng của cô ngân vang ấm áp, thánh thót. Cô dẫn dắt chúng em tìm hiểu bài qua các câu hỏi, các vấn đề thảo luận. Ánh mắt cô lúc dịu dàng tha thiết, lúc xa xăm vời vợi. Thỉnh thoảng cô đưa bàn tay với những ngón tay thon nhỏ lên vuốt vuốt mái tóc dài, điềm tĩnh chờ chúng em trình bày câu trả lời. Và rồi một hồi trống vang lên báo hiệu giờ học đã kết thúc nhưng cả lớp vẫn còn luyến tiếc vì lời giảng say sưa hút hồn, vì cử chỉ yêu mến và tình cảm cô dành cho học trò.
Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà em mong ước sau này khi trưởng thành.
Xem thêm bài viết khác
- Trao đổi với người thân về yêu cầu của bài văn tả người.
- Viết vào vở nội dung chính của 3 đoạn trong bài:
- Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì?, Làm sao?, Như thế nào?, hoặc Là gì?...
- Xác định chủ ngữ vị ngữ của các câu trong đoạn văn sau :
- Miêu tả một phong cảnh gần gũi, thân thuộc của quê hương em (ví dụ cảnh dòng sông, cây đa, bến nước, ngôi đình; hoặc khu phố, công viên…)
- Đọc kĩ đoạn 2 và 3 của văn bản và điền vào chỗ trống trong sơ đồ thể hiện sự gắn bó của cây tre với con người:
- Soạn văn 6 VNEN bài 25: Cây tre Việt Nam
- Chuyển những câu sau thành câu tồn tại:
- Giả sử gia đình em cần chuyển đến nơi ở mới, em muốn được nhập học tại một trường gần đó. Hãy viết đơn trình bày nguyện vọng của mình.
- Đọc đoạn văn 2 và cho biết cách đặt tên cho các con sông, con kênh ở vùng Cà Mau có gì đặc biệt? Em có nhận xét gì về các địa danh ấy?
- Ai là người đã kể và tả về nhân vật Lượm trong bài thơ này?...
- Xây dựng dàn ý cho các đề văn sau: Tả lại hình ảnh thầy, cô giáo của em trong ngày đầu tiên đến trường.