Công nghệ VNEN 7 bài 10: Nuôi thủy sản
Giải bài 10: Nuôi thủy sản - Sách VNEN công nghệ lớp 7 trang 62. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
Vận dụng kinh nghiệm hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi sau:
- Môi trường sống của tôm, cá có gì khác so với môi trường sống của vật nuôi trên cạn?
- Cá, tôm thường ăn những loại thức ăn nào?
- Khi nuôi cá hoặc tôm, người ta thường tiến hành những công việc nào?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Môi trường nuôi thủy sản
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ của nước có tác dụng gì khi nuôi thủy sản?
A. Làm thay đổi nhiệt độ của nước
B. Giúp các sinh vật sống trong nước sử dụng được các chất dinh dưỡng
C. Làm thay đổi màu nước
D. Làm thay đổi độ pH của nước
Câu 2: Thường xuyên tạo sự chuyển động của nước trong ao, đầm nuôi thủy sản có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước?
A. Độ trong của nước
B. Lượng khí ô-xi hòa tan trong nước
C. Nhiệt độ của nước
D. Muối hòa tan trong nước
Câu 3: Nên làm thế nào để làm giảm lượng khí cacbonic trong nước?
A. Bón nhiều phân hữu cơ
B. Dọn bớt các thực vật sống trong nước (thực vật thủy sinh)
C. Bón nhiều phân vô cơ vào ao nuôi
D. Bón vôi vào ao
Câu 4: Bón phân hữu cơ vào ao trước khi thả cá, tôm có ảnh hưởng tới tính chất nào của nước?
A. Các muối hòa tan trong nước
B. Độ pH của nước
C. Nhiệt độ của nước
D. Các khí hòa tan trong nước
2. Thức ăn của động vật thủy sản
- Kể tên các loại thức ăn nhân tạo thường được dùng để nuôi động vật thủy sản. Gia đình hoặc địa phương em thường sử dụng những thức ăn nào khi nuôi cá, tôm hoặc động vật thủy sản?
- Mô tả mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loại thức ăn nuôi cá, tôm
- Từ mối quan hệ giữa các loại thức ăn của cá và tôm, em hãy cho biết làm thế nào để tăng nguồn thức ăn cho cá, tôm.
3. Kĩ thuật nuôi cá, tôm
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Vệ sinh, tầy trừ ao trước khi cho nước sạch vào để thả cá, tôm có tác dụng gì?
A. Làm tăng chất lượng thức ăn trong ao nuôi
B. Diệt trừ vi khuẩn gây hại, phòng bệnh cho tôm, cá
C. Làm giảm độ chua của nước ao
D. Giảm hiện tượng cá nổi đầu
Câu 2: Cho cá, tôm ăn như thế nào để tránh lãng phí thức ăn và không gây ô nhiễm ao, hồ?
A. Cho ăn ít thức ăn
B. Cho thức ăn vào giàn, máng và cho ăn theo 4 định, ăn ít - nhiều lần
C. Thỉnh thoảng mới bổ sung thức ăn nhân tạo vào ao nuôi.
D. Phối hợp nhiều loại thức ăn và tăng cường bón phân hữu cơ vào ao.
Câu 3: Khi quản lí ao nuôi, cần phải làm công việc gì?
A. Thường xuyên cung cấp nhiều thức ăn vào ao nuôi
B. Tẩy dọn ao sạch sẽ để tiêu diệt những sinh vật gây hại cho tôm, cá
C. Thường xuyên kiểm tra màu nước, thức ăn và hoạt động của tôm, cá để xử lí kịp thời những hiện tượng bất thường.
D. Trồng nhiều cây xanh quanh ao nuôi tôm, cá.
Câu 4: Làm thế nào để phòng bệnh cho cá, tôm?
A. Cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả cá, tôm và cho ăn đúng kĩ thuật
B. Cho ăn nhiều thức ăn tinh, thức ăn đạm để tôm, cá tăng sức đề kháng.
C. Trồng nhiều thực vật thủy sinh vào ao
D. Xử lí kịp thời những hiện tượng bất thường trong ao nuôi.
Câu 5: Muốn nuôi cá, tôm đạt năng suất cao, tránh được dịch bệnh, cần phải làm thế nào?
A. Thực hiện đầy đủ các biện pháp: cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả tôm, cá; cho ăn đúng kĩ thuật; quản lí, chăm sóc và phòng bệnh tốt cho tôm, cá.
B. Chỉ cần cho ăn đúng kĩ thuật
C. Chỉ cần quản lí, chăm sóc tốt
D. Chỉ cần cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả con giống
C -D. Hoạt động luyện tập và vận dụng
3. Quan sát, đánh giá màu nước của ao, hồ.
Nước của ao, hồ, đầm nuôi thủy sản có ba màu chính: Nước có màu vàng nõn chuối hoặc vàng lục là nước có chứa nhiều thức ăn dễ tiêu cho cá, được gọi là nước béo. Nước có màu tro đục, xanh đồng là nước biểu hiện nước nghèo thức ăn tự nhiên, được gọi là nước gầy. Nước có màu đen, mùi thối là nước có nhiều khí độc, được gọi là nước bệnh.
Em hãy quan sát màu nước ao, hồ ở gần nơi em ở xem có màu gì và đánh giá nước ao, hồ đó là nước béo, nước gầy hay nước bệnh.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Em hãy tìm đọc các tài liệu nuôi thủy sản để tìm kiếm thông tin về một số vấn đề quan trọng trong nuôi thủy sản sau đây:
- Sinh vật phù du là gì? Sinh vật phù du có vai trò như thế nào trong các thủy vực nuôi thủy sản?
- Hiện tượng nổi đầu của cá vào sáng sớm
- Thức ăn thường dùng để nuôi tôm, cá
- Kĩ thuật nuôi tôm, cá
Xem thêm bài viết khác
- Tìm các tài liệu để viết bài về vai trò của việc trồng cây ở rừng đầu nguồn, rừng ven biển và đô thị Giải Công nghệ VNEN 7 bài 7
- Vacxin có tác dụng gì khi đưa vào cơ thể?
- Dựa vào bảng số liệu trên, hãy hoàn thiện các phần còn trống trong đoạn văn sau:
- Công nghệ VNEN 7 bài 3: Máy móc và thiết bị dùng trong lâm nghiệp
- Liệt kê ra những nhận xét của em và cùng với gia đình tìm cách khắc phục
- Sắp xếp các thức ăn sau vào vị trí phù hợp trong bảng dưới đây cho đúng phương pháp chế biến:
- Chăn nuôi theo phương thức chăn thả tự do có những lợi ích gì? Giải Công nghệ VNEN 7 bài 4
- Đặc điểm, tính chất và cách sử dụng của các loại phân bón
- Nêu những lợi thế về nông nghiệp của nước ta? Địa phương em có lợi thế nào về nông nghiệp? Có thể đề xuất biện pháp để phát huy những lợi thế đó?
- Đề xuất và điền vào bảng dưới đây công việc nên làm/ không nên làm trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi hải sản:
- Những biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng sau đây phù hợp với giai đoạn nào khi nuôi vật cái sinh sản ( đánh dấu x vào đúng vị trí, giai đoạn phù hợp trong bảng sau):
- Nông nghiệp đem lại những lợi ích gì cho con người và xã hội? Theo em, làm thế nào để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp?