Dàn ý Tả bạn thân lớp 5 Lập dàn ý Tả người bạn thân của em
KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo nội dung các mẫu Dàn ý Tả bạn thân lớp 5 chi tiết trong bài viết dưới đây để hoàn thành bài viết tả bạn thân hay nhất.
Dàn ý Tả bạn thân lớp 5
Dàn ý Tả bạn thân Mẫu 1
a) Mở bài: Giới thiệu khái quát về người bạn thân của em.
Gợi ý:
- Người bạn ấy tên là gì?
- Em và bạn ấy đã chơi thân với bao lâu rồi?
- Tình cảm chung của em với bạn ấy?
b) Thân bài:
- Miêu tả ngoại hình của bạn thân:
- Bạn ấy có chiều cao, cân nặng là bao nhiêu? Vóc dáng của bạn ấy có đặc điểm gì? Vóc dáng của bạn ấy và em có gì giống/khác nhau? Khi đứng cùng nhau thì tạo nên hiệu ứng gì đặc biệt?
- Khuôn mặt của bạn ấy có hình dáng gì? Có nét gì đặc biệt không?
- Nước da, đôi mắt, lông mày, mũi, gà má, khuôn miệng, hàm răng, nụ cười… của bạn ấy có đặc điểm gì? (miêu tả bộ phận nổi bật, không cần thiết miêu tả toàn bộ các bộ phận)
- Kiểu tóc của bạn ấy có đặc điểm như thế nào? (về màu sắc, độ dài, kiểu hình…)
- Trang phục khi đi học và đi chơi của bạn ấy là gì? Các em có bao giờ mặc đồ đôi không?
- Miêu tả tính cách, hành động của bạn thân:
- Bạn ấy có tính cách như thế nào? Thể hiện rõ nét qua các hành động gì? Em và bạn ấy có nét tương đồng gì về tính cách không?
- Thành tích học tập của bạn ấy ra sao? Bạn ấy có chăm chỉ học tập không? Các em có học bài cùng nhau không?
- Sở thích của bạn ấy là gì? Các em có cùng sở thích và ước mơ không?
- Bạn ấy có thường giúp bố mẹ việc nhà không? Có quan tâm giúp đỡ bạn bè không? Mọi người xung quanh có thái độ, tình cảm như thế nào với cậu ấy?
c) Kết bài:
- Tình cảm của em dành cho người bạn ấy
- Mong muốn của em về tình bạn thân thiết giữa hai người
Dàn ý Tả bạn thân mẫu 2
a) Mở bài: Giới thiệu về người bạn thân mà em muốn miêu tả.
Mẫu: Từ nhỏ đến lớn, em được gặp rất nhiều người khác nhau, và cũng làm quen với nhiều bạn bè. Đó là những người bạn ở tiểu khu, ở lớp, ở trung tâm, ở trại hè. Ai cũng có những ưu điểm thú vị riêng. Nhưng dù vậy, trong lòng em vẫn luôn chỉ có một người bạn thân nhất mà thôi. Đó chính là Thu Hà - người bạn nối khố của em.
b) Thân bài:
- Miêu tả về người bạn thân:
- Chiều cao, cân nặng của bạn ấy là bao nhiêu?
- Kích thước cơ thể của bạn ấy có cân đối không? Có gì đặc biệt nổi bật so với các bạn cùng lứa tuổi không?
- Bạn ấy để kiểu tóc gì? Có thường xuyên thay đổi không?
- Khuôn mặt bạn ấy có dáng gì? (tròn xoe, chữ điền, trái xoan, thon dài…)
- Đôi mắt của bạn ấy có màu gì? Hình dáng ra sao? Bạn ấy có phải đeo kính cận không?
- Nụ cười của bạn ấy có gì đặc biệt? (răng khểnh, lúm đồng tiền, tiếng cười giòn tan…)
- Trang phục đi học, đi chơi của bạn ấy có gì đặc biệt?
- Miêu tả hoạt động và tính cách của người bạn thân:
- Người bạn ấy có tính cách như thế nào? (hiền lành, chăm chỉ, tốt bụng, ngoan ngoãn, cá tính…)
- Tính cách ấy được thể hiện qua những hoạt động, thói quen nào?
- Tính cách ấy được những người xung quanh nhận xét ra sao? Có yêu thích không?
- Em thích nhất điều gì ở tính cách của người bạn ấy?
c. Kết bài:
- Tình cảm của em dành cho người bạn thân
- Kì vọng, mong muốn của em dành cho tình bạn của hai người
Dàn ý Tả bạn thân mẫu 3
a. Mở bài: Giới thiệu người bạn thân của em.
Mẫu: Từ lúc đi học, em được làm quen với rất nhiều người bạn mới. Mỗi bạn đều có tính cách và sở thích khác nhau, nhưng ai cũng thật đáng quý. Trong đó, người bạn mà em yêu quý nhất, giống như anh em ruột thịt chính là Tuấn Hùng.
b. Thân bài
- Tả khái quát về bạn:
- Bạn bao nhiêu tuổi? Là bạn học cùng lớp hay là hàng xóm của em?
- Bạn có chiều cao, cân nặng bao nhiêu? Vóc dáng như thế nào?
- Màu da, giọng nói, sở thích… của bạn có gì đặc biệt?
- Tả chi tiết về bạn:
- Tả khuôn mặt, đôi mắt, mũi, nụ cười, kiểu tóc…
- Tả trang phục, cách ăn mặc thường ngày khi đến lớp và khi đi chơi của bạn
- Tả tính cách, hành động của bạn:
- Bạn là người có tính cách như thế nào? (kể một vài chi tiết chứng minh cho nét tính cách đó)
- Bạn của em là một học sinh như thế nào? Ngoài giờ học bạn thường làm gì?
Thầy cô, bạn bè có quý bạn ấy không? Vì sao?
- Kể ngắn ngọn một vài kỉ niệm, hoặc hoạt động chung của hai người khiến em nhớ mãi.
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho người bạn ấy.
Mẫu: Em rất quý trọng tình bạn với Hùng. Mong rằng tình bạn của chúng em sẽ vẫn mãi bền chặt theo thời gian.
Dàn ý Tả bạn thân mẫu 4
1. Mở bài
- Giới thiệu, dẫn dắt đối tượng
- Ai cũng có một mái ấm để trở về lúc đi xa, mệt mỏi. Ai cũng có một thời tuổi thơ, để thương để nhớ. Và ai cũng có một người bạn thân như một tâm hồn thứ hai của mình. Nga chính là cô bạn như thế của tôi.
2. Thân bài
a. Miêu tả khái quát
- Nga là cô gái nhỏ nhắn, hơi gầy và dáng người rất ưa nhìn, hoạt bát và dễ mến.
- Chúng tôi chơi với nhau từ hồi còn nhỏ xíu.
b. Miêu tả chi tiết
- Hình dáng:
- Nước da hơi ngăm đen bọc ngoài cơ thể gầy gò, trông thấy cả xương vì thường đi dưới nắng.
Đẹp nhất có lẽ là đôi mắt với màu xanh lam. Người ta nói mắt Nga là mắt rất Tây, mang sự thông minh và nhanh nhẹn. Nhìn vào đôi mắt ấy, ta như thấy cả một đại dương xanh thẳm mà mát lành, dễ gần chứ không đáng sợ. - Tóc Nga không tết bím đuôi sam hay xõa ngang lưng như các bạn nữ khác mà được cắt gọn, trông rất cá tính.
- Cái miệng nhỏ với đôi môi lúc nào cũng đỏ tươi như một chú chim sẻ luôn hoạt bát, không bao giờ ngừng nói.
- Tính cách:
- Nga được lòng hầu hết tất cả mọi người vì sự nhiệt tình và tốt bụng ấy.
- Ở nhà, Nga thường giúp mẹ dọn hàng ra chợ bán, nói chuyện và chăm sóc bà.
- Với bạn bè, Nga không ngại chia sẻ hay giúp đỡ bất cứ chuyện gì có thể: cho bạn đi cùng xe, trực nhật giúp, chia đôi đồ ăn sáng, …
- Nga nhanh nhẹn và hoạt bát nên rất được thầy cô quý. Dù học giỏi nhưng chưa bao giờ tự kiêu một lần.
- Các hoạt động của lớp đều tham gia nhiệt tình.
c. Những kỉ niệm với bạn
- Chúng tôi thân nhau từ khi còn là những đứa trẻ chẳng biết gì cho đến bây giờ.
- Hai đứa cùng họ, gần nhà nhau nhưng tính khí lại trái ngược hoàn toàn: tôi, ít nói, ngại giao tiếp lại học không giỏi.
- Phương giảng bài tôi nghe, luôn tinh nghịch như chú chim non cho tôi vui.
- Đôi khi có cãi nhau, tức giận nhưng Nga luôn là người chủ động làm hòa và gắn kết lại.
Chúng tôi ăn cơm nhà nhau, cùng học, cùng chơi, cùng vui và buồn.
3. Kết bài
- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bản thân.
- Tôi chưa từng nghĩ một ngày không có Nga. Vì tôi tin, tình bạn chúng tôi sẽ là mãi mãi. Dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, Nga vẫn sẽ mãi ở bên tôi. Chúng tôi là những người bạn hạnh phúc nhất.
Dàn ý Tả bạn thân mẫu 5
1. Mở bài
- Em là người ít bạn và chỉ có một số người bạn thân.
- Trong học tập cũng như trong cuộc sống em rất thân với bạn… Bạn ấy là người giúp đỡ em rất nhiều, chúng em đã chơi thân với nhau từ khi còn nhỏ.
2. Thân bài
- Ngoại hình:
- Dáng người tròn, chân tay săn chắc, bạn ấy lùn hơn em.
- Mái tóc cắt ngắn, khuôn mặt thì bầu bĩnh nhìn rất dễ thương.
- Đôi mắt sáng, thể hiện bạn ấy thông minh.
- Vầng trán cao.
- Bạn rất rất hay cười, khi cười để lộ hàm răng trắng tinh, nụ cười rất duyên.
- Tính nết, sở trường:
- Hiền lành và dễ mến với người khác, giúp đỡ bạn bè. Khi có bạn cần giúp việc gì, đều tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em.
- Trong học tập bạn ấy rất siêng năng, hăng hái phát biểu ý kiến, chăm chỉ học tập. Khi chơi nhiệt tình và thoải mái với bạn bè.
- Người bạn thân của em giỏi Toán nhất lớp. Bạn rất thích sưu tầm và tập giải những bài Toán khó. Có những khi gặp bài quá khó, bạn ấy hướng dẫn em giải toán và giải thích cho em hiểu.
- Đá bóng rất giỏi, bạn ấy là chân sút số một của đội bóng.
- Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ, hay kể những câu chuyện cười làm mọi người thích thú.
- Tích cực tham gia các hoạt động của lớp và trường như văn nghệ, hội thể dục thể thao.
- Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn
- Bạn ấy giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước với em và giúp em bơi rất giỏi. Chính bạn ấy là người luôn giúp đỡ em trong học tập cũng như cuộc sống.
3. Kết bài
- Tình cảm của em và bạn ấy sẽ luôn vững bền cho dù sau này hai đứa có học khác lớp.
- Vun đắp và trân trọng tình bạn bè, mong tình cảm mãi mãi bền chặt.
Tham khảo chuyên mục Văn mẫu lớp 5 để có được tài liệu hay về các bài văn mẫu kèm theo dàn ý chi tiết cho tất cả các đề bài có trong môn Tiếng Việt 5 được KhoaHoc tổng hợp và sắp xếp theo từng bài học bám sát nội dung học SGK.