Để làm chiếc ấm điện đun nước, người ta đã sử dụng các vật liệu gì?
II. Tính chất và ứng dụng của vật liệu
* Hoạt động:
1. Tìm hiểu khả năng dẫn điện của vật liệu
Hãy quan sát hiện tượng thực hiện thí nghiệm và điền kết quả quan sát được theo mẫu bảng sau:
Vật liệu | Bóng đèn sáng hay không sáng | Vật liệu dẫn điện hay không dẫn điện |
2. Tìm hiểu khả năng dẫn nhiệt của vật liệu
Hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ của các loại thìa. Điền kết qảu quan sát, nhận xét theo mẫu bảng sau:
Vật liệu | Chiếc thìa nóng hơn/ lạnh hơn/ không nhận thấy sự thay đổi | Vật liệu dẫn nhiệt tốt hay không? | |
Khi nhũng vào nước nóng | Khi nhúng vào nước đá | ||
* Câu hỏi:
1. Để làm chiếc ấm điện đun nước, người ta đã sử dụng các vật liệu gì? Giải thích.
2. Quan sát các đồ vật trong hình bên rồi ghi nhận xét theo mẫu bảng sau:
Đồ vật | Vật liệu | Tính chất | Công dụng |
Chiếc ấm | gốm sứ | cứng, không thấm nước, dẫn nhiệt kém, ... | Pha trà |
? | ? | ? | ? |
3. Hãy cho biết cách sử dụng một số đồdùng gia đinh sao cho an toàn (tránh bị hỏng hóc, tránh bị điện giật, ...)
Bài làm:
* Hoạt động:
1. Tìm hiểu khả năng dẫn điện của vật liệu
Vật liệu | Bóng đèn sáng hay không sáng | Vật liệu dẫn điện hay không dẫn điện |
Kim loại | Sáng | Dẫn điện |
Nhựa | Không sáng | Không dẫn điện |
Gỗ | Không sáng | Không dẫn điện |
Cao su | Không sáng | Không dẫn điện |
Thủy tinh | Không sáng | Không dẫn điện |
Gốm | Không sáng | Không dẫn điện |
2. Tìm hiểu khả năng dẫn nhiệt của vật liệu
Vật liệu | Chiếc thìa nóng hơn/ lạnh hơn/ không nhận thấy sự thay đổi | Vật liệu dẫn nhiệt tốt hay không? | |
Khi nhúng vào nước nóng | Khi nhúng vào nước đá | ||
Kim loại | Nóng hơn | Lạnh hơn | Dẫn nhiệt tốt |
Sứ | Không thay đổi | Không thay đổi | Không dẫn nhiệt tốt |
Nhựa | Không thay đổi | Không thay đổi | Không dẫn nhiệt tốt |
Gỗ | Không thay đổi | Không thay đổi | Không dẫn nhiệt tốt |
* Câu hỏi:
1. Để làm chiếc ấm đun nước, người ta sử dụng nhựa để làm vì nhựa không thấm nước, cách điện tốt, chịu được nhiệt độ cao, ...
2.
Đồ vật | Vật liệu | Tính chất | Công dụng |
Chiếc ấm | gốm sứ | cứng, không thấm nước, dẫn nhiệt kém, ... | Pha trà |
bộ xếp hình | nhựa | dẻo, không độc hại, khó bị nấm mốc, ... | làm đồ chơi cho trẻ em |
ống, bình đựng hóa chất | thủy tinh | trong suốt, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ, ... | đựng dung dịch, hóa chất, nước, ... |
bàn | gỗ | bền, chịu lực tốt, dễ tạo hình, dễ cháy, có thể bị mối mọt | có nhiều công dụng khác nhau: làm bàn ngồi học, bàn đựng đồ vật nhỏ, ... |
xoong | kim loại | có ánh kim, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt, có thể kéo thành sợi và dát mỏng, cứng và bền, có thể bị gỉ | nấu thức ăn |
gang tay | cao su | đàn hồi, không dẫn nhiệt và điện, không thấm nước, dễ cháy | bảo vệ tay |
3. Bàn, ghế: không để đồ vật quá nặng nên mặt bàn, ghế
Ấm điện: không đun nước quá mức quy định.
Xem thêm bài viết khác
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 39: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
- Nêu dấu hiệu nhận biết một số đại diện ngành thực vật thông qua đặc điểm hình thái.
- Mỗi em hãy tìm một ví dụ cho mỗi loại lực ma sát
- Tìm thêm ví dụ về lực hút của Trái Đất
- Gọi tên các dạng năng lượng xuất hiện khi đèn pin được bật sáng (hình 3.2).
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 47: Một số dạng năng lượng
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 55: Ngân hà
- Em hãy cho biết mỗi biển báo trong Hình 2.2 có ý nghĩa gì?
- Tại sao khi có nước trong hộp thì số chỉ lực kế lớn hơn khi chưa có nước trong hộp?
- Cốc nào có lượng muối còn dư lại nhiều hơn?
- Quan sát hình 1.5 và xác định cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 34: Thực vật