Đề thi thử trắc nghiệm môn Sử mới nhất kì thi THPT 2017 Đề số 3

  • 1 Đánh giá

Bộ đề thi thử THPT quốc gia môn sử năm nay gồm có 40 câu trắc nghiệm, được lấy từ các phần khác nhau trong chương trình học và ôn luyện theo chương trình của Bộ giáo dục. Trong cấu trúc đề có những câu hỏi khó, câu hỏi bình thường và dễ. Vì vậy để đạt được mức điểm cao, các bạn học sinh nên luyện nhiều bộ đề khác nhau để có những chiến thuật làm bài cho mình trong kì thi sắp tới.

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017

BÀI THI: MÔN LỊCH SỬ

(Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, về đối ngoại, Mĩ đã triển khai chiến lược gì?

A. Chiến lược toàn cầu B. Chiến lược cam kết và mở rộng

C. Chiến lược Aixenhao D. Chiến lược Mácsan

Câu 2: Để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác Mĩ đã sử dụng khẩu hiệu gì?

A. "Mĩ là siêu cường duy nhất đóng vai trò lãnh đạo thế giới" B. “Cam kết và mở rộng”

C. “Thế giới phải luôn công bằng” D. “Thúc đẩy dân chủ”

Câu 3: Tháng 7/1954, Hiệp định Giơnevơ được kí kết, công nhận độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia nào?

A. Việt Nam B. Lào C. Campuchia D. Việt Nam, Lào, Campuchia

Câu 4: Nhân tố khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu hồi phục sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Tiền bồi thường chiến phí từ các nước bại trận B. Sự nỗ lực của toàn thể nhân dân trong nước

C. Viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mácsan D. Sự giúp đỡ viện trợ của Liên Xô

Câu 5: Nguồn gốc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai

A. Do yêu cầu cuộc sống

B. Do yêu cầu chiến tranh thế giới thứ hai

C. Những thành tựu khoa học – kĩ thuật lần 1 tạo tiền đề cho CMKHKT – CN lần hai.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 6: Nguyên nhân nào sau đây dẫn tới sự ra đời của xu thế toàn cầu hóa?

A. Do sự bùng nổ cách mạng khoa học, kĩ thuật. B. do trật tự hai cực Ianta sụp đổ.

C. Do chính sách đối ngoại cởi mở của Mĩ. D. Do kinh tế các nước phát triển.

Câu 7: Quốc gia đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào năm 1957 là:

A. Mĩ B. Anh C. Liên Xô D. Nhật Bản

Câu 8: Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ như thế nào?

A. Quan hệ láng giềng thân thiện B. Quan hệ đối đầu

C. Quan hệ Đồng minh D. Quan hệ hợp tác hữu nghị

Câu 9: Để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc, Mĩ đã làm gì?

A. Thực hiện chính sách hòa hoãn với hai nước lớn là Liên Xô và Trung Quốc

B. Gây chiến tranh xâm lược và bạo loạn lật đổchính quyền nhiều nơi trên thế giới

C. Tổng thống Mĩ sang thăm Liên Xô

D. Tổng thống Mĩ sang thăm và thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc

Câu 10: Yếu tố nào sau đây không thuộc đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật lần 2?

A. Chế tạo ra công cụ sản xuất mới như máy tính, máy tự động…

B. Mọi phát minh đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học

C. Thời gian từ phát minh đến ứng dụng được rút ngắn

D. Chuyển từ vĩ mô sang vi mô.

Câu 11: Trong những năm 1946 -1949 ở Trung quốc diễn ra sự kiện gì?

A. Cách mạng văn hóa B. Quốc Cộng hợp tác chống phát xít Nhật

C. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi D. Nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng

Câu 12: Từ đầu 1973 đến nay cuộc cách mạng nào được nâng lên vị trí hàng đầu?

A. Cách mạng trắng trong nông nghiệp B. Cách mạng công nghệ

C. Cách mạng công nghiệp D. Cách mạng xanh trong nông nghiệp

Câu 13: Sau khi giành được độc lập, bước vào xây dựng đất nước, Ấn Độ đã đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?

A. Phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo trái đất bằng tên lửa của mình.

B. Phóng tàu vũ trụ vòng quanh trái đất

C. Trở thành nước đi đầu trong việc nghiên cứu vũ trụ

D. Đưa người lên thám hiểm sao hỏa.

Câu 14: Người đã khởi xướng đường lối cải cách - mở cửa ở Trung Quốc là ai?

A. Đặng Tiểu Bình B. Lưu Thiếu Kỳ C. Mao Trạch Đông D. Tôn Trung Sơn

Câu 15: Ngay sau khi giành được độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chiến lược gì?

A. Công nghiệp hóa XHCN B. Ngả về Phương Tây

C. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu D. Công nghiệp hóa lấy nhập khẩu làm chủ đạo

Câu 16: Sau khi Liên Xô tan rã, Mĩ muốn điều gì?

A. Hợp tác với Nga để chống khủng bố, duy trì hòa bình thế giới

B. Thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại

C. Thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” trong đó Mĩ đóng vai trò lãnh đạo thế giới

D. Duy trì hòa bình ở khu vực Trung Đông.

Câu 17: Tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga là:

A. V.Putin B. D.Medvedev C. M.Goocbachop D. B.Yeltsin

Câu 18: Cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật lần hai được diễn ra từ khoảng thời gian nào?

A. Từ thập kỉ 70 của thế kỉ XX B. Từ những năm 40 của thế kỉ XX trở đi

C. Từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX D. Từ những năm 50 của thế kỉ XX trở đi

Câu 19: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô khôi phục kinh tế trong bối cảnh như thế nào?

A. Nhận được khoản bồi thường chiến phí lớn từ các nước phát xít bại trận

B. Chiếm được nhiều thuộc địa

C. Bị chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề

D. Thu được nhiều lợi nhuận nhờ vào buôn bán vũ khí

Câu 20: Nhờ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, Ấn Độ đã đạt được thành tựu gì?

A. Trở thành nước xuất khẩu thực phẩm đúng thứ hai thế giới

B. Trở thành cường quốc nông nghiệp lớn nhất thế giới

C. Trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới

D. Tự túc được nhu cầu thịt, sữa trong nước

Câu 21: Điểm nổi bật của kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở châu Mĩ

B. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất của thế giới

C. Mĩ đứng đầu thế giới về không quân và hải quân

D. Kinh tế Mĩ suy thoái, khủng hoảng

Câu 22: Sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế Mĩ đạt được thành tựu gì?

A. Chiếm 2/3 dự trữ vàng của thế giới

B. Chiếm hơn 45% tổng sản phẩm kinh tế thế giới

C. Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới

D. Sản lượng nông nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng nông nghiệp thế giới

Câu 23: Trung Quốc tiến hành cải cách - mở cửa bắt đầu vào thời gian nào?

A. Tháng 10/1976 B. Tháng 1/1979 C. Tháng 12/1978 D. Tháng 12/1987

Câu 24: Cụm từ nào được dùng để chỉ phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước Mĩ La tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. “Lục địa bùng cháy” B. “Lục địa mới trỗi dậy” C. “Mĩ La tinh cháy" D. “Lục địa đỏ”

Câu 25: Nội dung nào dưới đây không phải là nhân tố thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển?

A. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú

B. Lợi dụng chiến tranh làm giàu

C. Áp dung Khoa học kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất chất lượng

D. Tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển như chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam

Câu 26: Hội nghị Ianta đã đưa ra thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng và khu vực chiếm đóng ở đâu?

A. Châu Á và châu Âu B. Châu Phi C. Châu Âu D. Châu Mĩ

Câu 27: Nội dung nào không phải là quyết định của Hội nghị Ianta?

A. Tiêu diệt tận gốc rễ chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật

B. Thành lập khối đồng minh chống phát xít

C. Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc

D. Thỏa thuận việc đóng quân và phân chia khu vực ảnh hưởng.

Câu 28: Định ước Henxinki, được kí kết giữa 33 nước châu Âu với Mĩ và Canađa đã tạo ra một cơ chế giải quyết những vấn đề gì?

A. Vấn đề văn hóa B. Vấn đề chống khủng bố ở châu Âu.

C. Vấn đề liên quan kinh tế, tài chính D. Vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu.

Câu 29: Xác định cơ quan nào dưới đây không nằm trong bộ máy tổ chức Liên hợp quốc?

A. Hội đồng quản thác B. Hội đồng tư vấn C. Hội đồng bảo an D. Đại hội đồng

Câu 30: Ở Nhật Bản, nhân tố được xem là quyết định hàng đầu thúc đẩy kinh tế phát triển là:

A. Áp dụng khoa học kĩ thuật B. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước

C. Chí phí quốc phòng thấp D. Con người

Câu 31: Giai đoạn được xem là phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản là vào thời gian nào?

A. Từ năm 1960 đến năm 1973 B. Từ năm 1960 đến năm 1969

C. Từ năm 1969 đến năm 1973 D. Từ năm 1952 đến năm 1969

Câu 32: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc?

A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia

B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

C. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình

D. Quan tâm phát triển các mối quan hệ hợp tác hữu nghị

Câu 33: Xu thế hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện vào thời gian nào?

A. Những năm 60 của thế kỉ XX B. Những năm 70 của thế kỉ XX

C. Những năm 80 của thế kỉ XX D. Những năm 90 của thế kỉ XX

Câu 34: Nguyên nhân nào dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu?

A. Khi cải tổ đã phạm phải sai lầm, làm khủng hoảng thêm trầm trọng

B. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

C. Tất cả các đáp án đều đúng.

D. Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập quan liêu trung bao cấp, thiếu dân chủ công bằng xã hội.

Câu 35: Từ năm 1954 đến năm 1970, Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối chính sách gì?

A. Hòa bình trung lập, không tham gia khối liên minh quân sự nào.

B. Hòa bình, trung lập tích cực, tham gia khối ASEAN.

C. Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.

D. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Câu 36: Để tập hợp lực lượng chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, Mĩ đã làm gì?

A. Thực hiện kế hoạch Mácsan, thành lập NATO B. Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế

C. Thành lập tổ chức Hiệp ước Vácsava D. Thành lập liên minh châu Âu

Câu 37: Trong những năm 50 đến những năm 70, Liên Xô đi đầu thế giới trong lĩnh vực nào sau đây?

A. Công ngiệp hóa chất B. Công nghiệp đóng tàu

C. Công nghệ phần mềm D. Công nghiệp điện hạt nhân

Câu 38: Hội nghị Ianta diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Từ ngày 14 đến 17/2/1945 B. Từ ngày 4 đến 11/2/1945

C. Từ ngày 4 đến 11/12/1945 D. Từ ngày 4 đến 14/2/1945

Câu 39: Sau khi giành được độc lập, bước vào phát triển kinh tế trong điều kiện khó khăn, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á có nhu cầu gì?

A. Liên kết chặt chẽ với Mĩ B. Hợp tác với nhau để cùng phát triển

C. Độc lập phát triển kinh tế D. Hợp tác chặt chẽ với các nước xã hội chủ nghĩa

Câu 40: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, về đối ngoại Liên Xô đã thực hiện chính sách với mục tiêu gì?

A. Liên kết chặt chẽ với Mỹ, mở rộng ảnh hưởng ở châu Âu

B. Liên kết chặt chẽ với các nước Tây Âu mở rộng ảnh hưởng ở châu Á

C. Bảo vệ hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

D. Hòa bình, trung lập tích cực

--------------------------------------HẾT--------------------------------------

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

=> Xem hướng dẫn giải


  • 21 lượt xem