Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu
Bài tập 2: Trang 119 sgk ngữ văn 11 tập 2
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: (Theo dõi đoạn trích trong sgk trang 119)
Yêu cầu:
a) Xác định vấn đề và mục đích nghị luận
b) Tìm các luận điểm trong văn bản trên
c) Tóm tắt văn bản bằng ba câu
Bài làm:
Trong bài nghị luận "Xin đừng lãng phí nước" của tác giả Thanh Ba đăng trên báo Nhân dân Chủ nhật ta có thể thấy:
a) Vấn đề và mục đích nghị luận trong bài đó là:
- Vấn đề lãng phí nước tài sản quý giá của đời sống.
- Kêu gọi bảo vệ nước, tiết kiệm nước.
b) Các luận điểm trong bài gồm có:
- Nhận thức sai lầm của con người về nước (nước là thứ trời sinh có thể dùng vô tư, xả láng, không cần giữ gìn gì hết).
- Nguồn nước ngọt trên trái đất là có hạn, không phải nước nào cũng đủ nước ngọt để dùng.
- Hãy tiết kiệm nước, giữ gìn nguồn nước.
c) Tóm tắt văn bản bằng ba câu: Từ trước đến nay, cong người luôn coi nguồn nước là tài sản trời sinh và sử dụng chúng một cách phung phí. Tuy nhiên, trên thực tế nguồn nước cũng là tài nguyên có hạn và không còn dồi dào. Bởi vậy, chúng ta nên tiết kiệm nguồn nước và kêu gọi mọi người cùng bảo vệ nguồn nước.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Thao tác lập luận bình luận
- Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về sự vận động của cảnh vật và tâm trạng của nhà thơ trong bài chiều tối
- Tình yêu thiên nhiên ở đây có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín không? Vì sao
- Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử
- Có người cho rằng bình luận chẳng qua chỉ là sự kết hợp của hai kiểu lập luận giải thích và chứng minh. Nhận xét ấy đúng hay không đúng
- Soạn văn 11 bài: Tràng giang trang 28 sgk
- Phân tích tác dụng của việc vận dụng thao tác lập luận bác bỏ trong đoạn văn sau và thử viết một đoạn văn bác bỏ với chủ đề tự chọn.
- Soạn văn bài: Hầu trời
- Trình bày quan điểm của anh (chị) về việc chọn nghề trong tương lai
- Soạn văn bài: Thao tác lập luận bác bỏ
- Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc được tác giả cảm nhận và diễn tả như thế nào? Hãy chỉ ra những nét mới trong quan niệm của Xuân Diệu