Đóng góp của Việt Nam trong sự phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Đóng góp của Việt Nam trong sự phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?
Bài làm:
Trong 23 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam đã có những ảnh hưởng nhất định đến cấu trúc thống nhất của ASEAN cũng như duy trì hòa bình, thịnh vượng ở khu vực, xây dựng thành công một cộng đồng chung và hướng đến Tầm nhìn ASEAN xa hơn nữa.
Việt Nam đã đóng góp vào việc mở rộng ASEAN, đưa ASEAN từ tập hợp 6 nước trở thành Cộng đồng ngày nay gồm 10 nước ASEAN. Bên cạnh đó, nước ta cũng đóng góp tích cực vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN thông qua các sáng kiến, các đề xuất, như Chương trình Hành động Hà Nội 2010.
Việt Nam đã giữ vai trò điều phối các cơ chế hợp tác giữa ASEAN với các đối tác, gần đây nhất là với Trung Quốc, EU và Ấn Độ. Việt Nam đã đóng góp vào việc kết nối, mở rộng, làm sâu sắc quan hệ, kể cả quan hệ chiến lược giữa ASEAN và các đối tác này.
Việt Nam cũng đã đưa ra những sáng kiến như mở rộng thành viên của Hội nghị Cấp cao Đông Á, bằng cách thúc đẩy kết nạp Nga và Mỹ tham gia Cấp cao Đông Á; cũng như tổ chức lần đầu tiên Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+) trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2010.
Việt Nam đã tổ chức thành công trong vai trò chủ tịch ASEAN hai lần, vào năm 1998 và 2010, với những đóng góp thông qua các sáng kiến hết sức cụ thể.
Đối phó với những thách thức của ASEAN, Việt Nam cũng đóng góp hết sức tích cực, như việc xây dựng Tuyên bố của các bên về ứng xử ở Biển Đông, đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông. Đây là những đóng góp quan trọng của Việt Nam với tư cách một thành viên hết sức trách nhiệm trong ASEAN.
Hiện nay, Việt Nam cũng là thành viên tích cực tham gia xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, với mục tiêu làm cho liên kết ASEAN sâu rộng hơn, hoạt động trên cơ sở pháp luật và lấy người dân làm trung tâm.
Xem thêm bài viết khác
- So sánh sản lượng lương thực bình quân lương thực theo đầu người của đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, năm 2010 và 2014...
- KHXH 9 bài 23 - Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương Khoa học xã hội 9 bài 23
- KHXH 9 bài 23 - Hoạt động luyện tập Khoa học xã hội 9 bài 23
- Cho biết số lượng các dân tộc Việt Nam và những nét văn hóa riêng của từng dân tộc được biểu hiện như thế nào? Nêu kinh nghiệm sản xuất của dân tộc Kinh và các dân tộc ít người?....
- Hãy kể tên các ngành công nghiệp ở địa phương em. Tại sao ở địa phương em lại phát triển các ngành công nghiệp này?
- Cho biết các hình 3,4,5 chứng tỏ điều gì về công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc?
- Nêu các mốc chính trong quá trình phát triển từ ASEAN 5 thành ASEAN 10?
- Làm sáng tỏ nhận định: Giai đoạn 1960 - 1975, miền Bắc đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đề ra.
- Hãy cho biết di tích lịch sử, hoặc đường phố, trường học nào liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử xuất hiện trong bài học ở địa phương em hoặc em biết.
- Cho biết các bãi tôm, bãi cá phân bố ở vùng biên của tỉnh nào? Giải thích tại sao vùng ven biển Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản?
- Giải thích vì sao ở Đồng bằng sông Hồng có sản lượng lương thực đứng thứ hai cả nước, nhưng bình quân lương thực theo đầu người lại thấp hơn nước bình quân của cả nước?
- Nhận xét chỉ số phát triển công nghiệp của các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2012 - 2014. Kể tên các ngành công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ và sự phân bố của chúng?