Dựa theo mức nước trong ống thủy tinh, người ta có thể biết thời điểm thời tiết nóng hay lạnh. Hãy giải thích tại sao? trang 64 sgk vật lí 6
C9: trang 64 - sgk vật lí 6
Dụng cụ đo độ nóng, lạnh đầu tiên của loài người do nhà bác học Galilê ( 1564 - 1642 ) sáng chế. Nó gồm một bình cầu có gắn một ống thủy tinh. Hơ nóng bình rồi nhúng đầu ống thủy tinh vào một bình đựng nước. Khi bình khí nguội đi, nước dâng lên trong ống thủy tinh ( H.20.3 ).
Bây giờ, dựa theo mức nước trong ống thủy tinh, người ta có thể biết thời điểm thời tiết nóng hay lạnh. Hãy giải thích tại sao?
Bài làm:
Khi thời tiết nóng lên, không khí trong bình cầu cũng nóng lên, nở ra đẩy mực nước trong ống thuỷ tinh xuống dưới. Khi thời tiết lạnh đi, không khí trong bình cầu cũng lạnh đi, co lại dẫn đến mức nước trong ống thuỷ tinh khi đó dâng lên. Nếu gắn vào ống thuỷ tinh một băng giấy có chia vạch, thì có thể biết được lúc nào mức nước hạ xuống, dâng lên, tức là khi nào trời nóng, trời lạnh.
Xem thêm bài viết khác
- Đồng và thép nở vì nhiệt như nhau hay khác nhau? trang 66 sgk vật lí 6
- Từ kết quả thí nghiệm, hãy so sánh lực kéo vật lên với trọng lượng của vật.
- Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
- Giải vật lí 6: Bài tập 2 trang 89 sgk
- Hãy viết đầy đủ câu dưới đây: Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm (1).... vật B hoặc làm (2)................... vật B. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.
- Đáp án câu 2 đề kiểm tra học kỳ 2 (Phần 6) Vật lý 6
- Căn cứ vào kết quả thí nghiệm nào, có thể khẳng định dự đoán tốc độ bay hơi phụ thuộc nhiệt độ là đúng ? sgk vật lí 6 trang 82
- Giải C2: Trang 51
- Trong cuộc tranh luận của Bình và An (nêu ở phần đầu bài), ai đúng, ai sai ? sgk vật lí 6 trang 87
- Giải bài 29 vật lí 6: Sự sôi (tiếp theo)
- Em đặt mắt nhìn như thế nào để đọc kết quả đo ?
- Đáp án câu 3 đề kiểm tra học kỳ 2 (Phần 5) Vật lý 6