Giải bài 14 vật lí 6: Mặt phẳng nghiêng
Liệu rằng dùng mặt phẳng nghiêng để kéo vật liệu có dễ dàng hơn phương thẳng đứng không? Để trả lời được câu hỏi đó, KhoaHoc xin chia sẻ bài đăng dưới đây. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời câu hỏi một cách chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Lực kéo trên mặt phẳng nghiêng
Lực cần thiết phải tác dụng vào vật để kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Lực kéo trên mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn lực kéo theo phương thẳng đứng.
2. Mối quan hệ giữa độ nghiêng và lực kéo
Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực ta cần thiết phải tác dụng vào vật để kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng cũng càng nhỏ.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 45 - SGK vật lí 6
Đo trọng lượng của vật P = F1 và ghi kết quả vào bảng 14.1.
Đo lực kéo vật F2 trên mặt phẳng nghiêng có độ nghiêng khác nhau:
- Lần 1: Dùng tấm ván có độ dài ngắn nhất và lắp thí nghiệm như hình trong SGK. cầm lực kéo vật lên từ từ dọc theo mặt phẳng nghiêng. Đọc và ghi số chỉ cùa lực kế vào bảng.
- Lần 2: Tìm cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng. Lặp lại thí nghiệm và ghi tiếp số chì của lực kế vào bảng.
- Lần 3: Tiếp tục làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng. Lặp lại thí nghiệm và ghi tiếp sô chỉ của lực kế vào bảng.
Câu 2: Trang 45 - SGK vật lí 6
Trong thí nghiệm ở hình 14.2 em đã làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách nào ?
Câu 3: Trang 45 - SGK vật lí 6
Nêu hai thí dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng.
Câu 4: Trang 45 - SGK vật lí 6
Tại sao đi lên dốc càng thoai thoải, càng dễ hơn ?
Câu 5: Trang 45 - SGK vật lí 6
Ở hình 14.3 chú Bình đă dùng một lực 500N để đưa một thùng phuy nặng 2000N từ mặt đất lên xe ôtô. Nếu sử dụng một tấm ván dài hơn thì chú Bình dùng lực nào có lợi hơn trong các lực sau đây ?
a) F = 2000N ;
b) F > 500N ;
c) F < 500N ;
d) F = 500N Hãy giải thích câu trả lời của em.
Xem thêm bài viết khác
- Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? trang 61 sgk vật lí 6
- Hãy xác định phương và chiều của lực do nam châm tác dụng lên quả nặng trong thí nghiệm ở hình 6.3 (SGK).
- Hãy tìm cách đo trọng lượng của một cuốn sách giáo khoa vật lí 6. So sánh kết quả với các bạn trong nhóm.
- Hãy nêu 3 thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật.
- Giải bài 28 vật lí 6: Sự sôi
- Giải bài 6 vật lí 6: Lực Hai lực cân bằng
- Căn cứ vào kết quả thí nghiệm nào, có thể khẳng định dự đoán tốc độ bay hơi phụ thuộc nhiệt độ là đúng ? sgk vật lí 6 trang 82
- Giải bài 15 vật lí 6: Đòn bẩy
- Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau: trang 61 sgk vật lí 6
- Quan sát hình 4.2 (SGK) và mô tả cách đo thể tích của hòn đá bằng bình chia độ.
- Giải bài 29 vật lí 6: Sự sôi (tiếp theo)
- Tại sao thể tích không khí trong bình lại giảm đi khi ta thôi không áp tay vào bình cầu? trang 63 sgk vật lí 6