-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
Giải bài 11 vật lí 8: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét
Bài thực hành để chúng ta có thể hệ thống lại các kiến thức đã học và áp dụng vào thực tiễn. Vậy để chuẩn bị một bài thực hành tốt hơn, KhoaHoc xin chia sẻ các bạn bài thực vật lý lớp 8. Bài 11: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét
Nội dung bài học gồm hai phần:
- Lý thuyết về lực đẩy Ác-si-mét
- Nội dung thực hành
A. Lý thuyết
- Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác - si - mét.
- Công thức tính lực đẩy Ác - si - mét:
FA = d.V
Trong đó:
d là trọng lượng riêng của chất lỏng,
V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
B. Nội dung thực hành
I. Chuẩn bị
Cho mỗi nhóm học sinh :
- Môt lực kế 0 - 2,5N.
- Một vật nặng bằng nhôm có thể tích khoảng 50Cm3
- Một bình chia độ.
- Một giá đỡ.
- Kẻ sẵn các bảng ghi kết quả vào vở.
II. Nội dung thực hành
1. Đo lực đẩy Ác-si-mét
a) Đo trọng lượng P của vật khi vật đặt trong không khí (H.11.1)
Cách đo : Treo vật vào lực kế để thẳng đứng , đọc chỉ số trên lực kế từ đó suy ra trọng lượng P của vật
b) Đo lực F tác dụng vào lực kế khi vật chìm trong nước (H.11.2)
Cách đo : Treo vật nặng vào lực kế, sau đó nhúng vào cốc nước, để lực kế thẳng đứng, Đọc chỉ số trên lực kế từ đó suy ra lực F tác dụng vào lực kế khi vật chìm trong nước.
C1: Xác định độ lớn lực đẩy Ác-si-mét bằng công thức: FA = d.V
Đo ba lần, lấy kết quả ghi vào báo cáo
2. Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật.
a) Đo thể tích của vật nặng, cũng chính là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
- Đánh dấu mực nước trong bình trước khi nhúng vật vào (H.11.3)- vạch 1 (V1)
- Đánh dấu mực nước trong bình sau khi nhúng vật chìm trong nước (H.11.4)- vạch 2 (V2)
C2 Thể tích (V) của vật được tính như thế nào?
Thể tích (V) của vật được tính theo công thức: V = V2 - V1
b) Đo trọng lượng của chất lỏng có thể tích bằng thể tích của vật
- Dùng lực kế đo trọng lượng của bình nước khi nước ở mức 1 : P1
- Đổ thêm nước vào bình đến mức 2. Đo trọng lượng của bình nước khi nước ở mức 2 : P2
C3 Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ được tính bằng cách nào?
Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ được tính theo công thức : PN = P2 - P1
3. So sánh kết của đo P và FA. Nhận xét và rút ra kết luận.
- P = FA
- Lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
III. MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH
Chú ý: Đây chỉ là bài mẫu tham khảo, khi làm bài các bạn cần thay số đo P, F mà mình đã đo để có một bài báo cáo thực hành đúng.
Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét
Họ và tên học sinh: .............................. Lớp: ....................................
1.Trả lời câu hỏi :
C4 Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
Hướng dẫn:
Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: FA = d.V
Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng, đơn vị : N/,
V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ, đơn vị: lít, ml
C5 Muốn kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét cần phải đo những đại lượng nào ?
Hướng dẫn:
Muốn kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét cần phải đo :
a) Độ lớn lực đẩy Ác-si-mét (FA)
b) Trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (PN)
2. Kết quả đo lực đẩy Ác-si-mét
Lần đo | Trọng lượng P của vật (N) | Hợp lực F của trọng lượng và lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi vật được nhúng chìm trong nước (N) | Lực đẩy Ác-si-mét FA = P - F (N) |
1 | 0,75 | 0,25 | 0,5 |
2 | 0,75 | 0,25 | 0,5 |
3 | 0,75 | 0,25 | 0,5 |
Kết quả trung bình: FA = = 0,5 (N)
3. Kết quả đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật
Lần đo | Trọng lượng P1 (N) | Trọng lượng P2 (N) | Trọng lượng phần nước bị vật chiếm chố: PN = P2 - P1 (N) |
1 | 1 | 1,5 | 0,5 |
2 | 1 | 1,5 | 0,5 |
3 | 1 | 1,5 | 0,5 |
P = =
4. Nhận xét kết quả đo và rút ra kết luận
- Kết quả đo có thể có sai số, do có các sai sót trong quá trình đo , hoặc do đọc sai giá trị lực kế.
- Kết luận: Lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
-
Kể lại một chuyến đi mà em cảm thấy có ý nghĩa nhất đối với mình Kể về một chuyến du lịch đáng nhớ của em
-
Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên 11 bài Thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên lớp 8
-
Đề thi học kì 2 Toán 6 Trường THCS Lê Ngọc Hân - Hà Nội năm 2021 - 2022 Đề thi học kì 2 Toán 6
-
Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước Lịch sử lớp 8
-
Soạn Văn Hội thoại trang 92 sgk Soan Văn lớp 8
- CHƯƠNG 1: CƠ HỌC
- Giải bài 1: Chuyển động cơ học
- Giải bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều.
- Giải bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính
- Giải bài 7: Áp suất
- Giải bài 9: Áp suất khí quyển
- Giải bài 11: Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét
- Giải bài 13: Công cơ học
- Giải bài 15: Công suất
- Giải bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
- CHƯƠNG 2: NHIỆT HỌC
- Không tìm thấy