Giải bài 15C: Quan sát đồ vật
Giải bài 15C: Quan sát đồ vật - Sách VNEN tiếng Việt lớp 4 trang 167. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Tìm hiểu cách quan sát đồ vật
Quan sát các đồ vật được vẽ trong các bức tranh và trả lời câu hỏi: (trang 167 sgk)
- Mỗi bức tranh vẽ đồ chơi gì?
- Trong số các đồ chơi trên, em thích đồ chơi nào nhất?
- Viết vào vở những điều em quan sát được từ đồ chơi mà em thích nhất?
Trả lời:
Mỗi bức tranh vẽ các loại đồ chơi khác nhau:
Tranh 1: Cậu bé bằng gỗ; Tranh 2: Chú gấu bông;
Tranh 3: Chiếc chong chóng Tranh 4: Con Rô-bốt;
Tranh 5: Con lật đật; Tranh 6: Chiếc đèn ông sao.
Trong số các đồ chơi trên, em thích nhất là chiếc đèn ông sao
Giống như tên gọi của nó, chiếc đèn ông sao có hình dáng như một ngôi sao gồm có 5 cánh với hai màu chủ yếu là xanh và đỏ. Ngôi sao ấy được gắn với một cán cầm dài chừng 30cm. Bên ngoài là một vòng tròn được gắn với những tua kim tuyến màu hồng. Đèn ông sao được sử dụng chủ yếu vào dịp trung thu. Cứ vào ngày rằm, các em thắp nến ở bên trong ngôi sao và đi phá cỗ. Khi đèn được thắp lên, chiếc đèn bỗng sáng lên với một màu đỏ và màu xanh rất đẹp....
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
B. Hoạt động thực hành
1. Dựa vào kết quả quan sát, lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ chơi mà em đã chọn. (Viết lại vào vở dàn ý).
- Đó là đồ chơi gì? (chú gấu bông, con búp bê, chiếc đèn ông sao,...)
- Nhìn bao quát, nó như thế nào?
- Quan sát từng bộ phận thấy như thế nào? (đầu tóc, mình, chán, tay,...)
- Quan sát bằng từng giác quan thấy như thế nào? (bằng mắt, tay sờ, tai nghe,...)
- Đặc điểm riêng, nổi bật của đồ vật là gì?
2. Tìm hiểu cách giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
- Tìm câu hỏi trong khổ thơ dưới đây. Viết vào bảng câu hỏi và từ ngữ trong câu hỏi thể hiện thái độ lễ phép của người con
- Mẹ ơi, con tuổi gì?
- Tuổi con là con ngựa
Ngựa không yên một chỗ
Tuổi con là tuổi đi.....
- Khi đặt câu hỏi, em cần xưng hô như thế nào?
- Khi đặt câu hỏi với người trên, em cần chú ý những gì?
- Theo em, để giữ lịch sự, cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung như thế nào?
3. Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đôi thoại dưới đây thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật như thế nào?
a. Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn. Thầy hỏi:
- Con tên là gì?
Ông Giô-dép liếc mắt nhìn Lu-i, có ý bảo con trả lời.
- Thưa thầy, con là Lu-i Pa-xtơ ạ.
- Con đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi?
- Thưa thầy, con muốn đi học ạ.
(Theo Đức Hoài)
b. Một lần, I-u-ra chạm trán tên sĩ quan phát xít. Tên sĩ quan hỏi:
- Thằng nhóc tên gì?
- I-u-ra.
- Mày là đội viên hả?
- Phải.
- Sao mày không đeo khăn quàng?
- Vì không thể quàng khăn trước mặt bọn phát xít.
(Theo Văn 4 - 1984)
4. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng cười nói ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.
- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ? - Một em trai hỏi
Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi:
- Chắc là cụ bị ốm?
- Hay cụ đánh mất cái gì?
- Chúng mình thử hỏi xem đi!
Các em tới chỗ cụ, lễ phép hỏi:
Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?
(Theo Xu - khôm - lin - xki)
- Đoạn văn có mấy câu hỏi? Mỗi câu hỏi để hỏi ai?
- Câu hỏi nào thể hiện rõ thái độ tế nhị, thông cảm sẵn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn?