Giải bài 3A: Thông cảm và sẻ chia
Giải bài 3A: Thông cảm và sẻ chia - Sách VNEN tiếng Việt lớp 4 trang 28. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động cơ bản
1. a. Quan sát tranh ảnh tư liệu cứu trợ đồng bào lũ lụt trong thư viện hoặc tranh minh họa bài Thư thăm bạn.
b. Nói về bức tranh theo gợi ý:
- Tranh vẽ cảnh mọi người đang làm gì?
- Bạn nhỏ đang làm gì?
2-3-4. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc
5. Đọc thầm lại bài văn, trao đôi và trả lời cầu hỏi:
(1) Nhờ đâu bạn Lương biết bạn Hồng và hoàn cảnh của Hồng?
(2) Dòng nào dưới dây nêu đúng mục đích Lương viết thư cho Hồng'?
a. Hỏi thăm tình hình của những người dân sau trận lũ lụt.
b. Hỏi thăm tình hình học tập của Hồng sau trận lũ lụt.
c. An ủi, chia sẻ nỗi đau với Hồng và động viên Hồng vượt qua khó khăn.
(3) Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng.
(4) Bạn Lương rất biết cách an ủi bạn Hồng. Những câu văn nào thể hiện điều đó? (Chọn những câu đúng đê trả lời)
- Mình là Quách Tuấn Lương, học sinh lớp 4B Trường Tiểu hoc Cù Chính Lan, thị xà Hòa Bình.
- Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba xả thân cứu người trước dòng nước lũ.
- Mình tin rằng theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này.
- Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình.
6. Tìm hiểu về cấu tạo của từ.
Câu sau có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dâu gạch chéo:
Nhờ / bạn / giúp đờ / lại / có / chí / học hành /, nhiều / năm / liền /, Hanh / là / học sinh / tiên tiến /.
(Theo Mười năm cõng bạn đi học)
Trả lời câu hỏi:
(1) Trong câu trên:
- Những từ nào chỉ gồm một tiếng (từ đơn)? M: nhờ
- Những từ nào gồm nhiều tiếng (từ phức) M: giúp đỡ
(2) Tiếng khác từ ở chỗ mào?
B. Hoạt động thực hành
1. Chép vào vở đoạn thơ và dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong hai câu thơ cuối đoạn. Viết lại các từ đơn và từ phức trong đoạn thơ:
Chỉ / còn / truyện cổ / thiết tha /
Cho / tôi / nhận mặt / ông cha / của / mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
- Các từ đơn: ...
- Các từ phức: ...
2. Thi tìm từ, đặt câu:
Hai đội chơi, thầy cô hoặc một bạn ở đội thứ ba làm trọng tài. Đội Một nêu lên một từ, đội Hai xác định là từ đơn hay từ phức và đặt câu. Nếu đội Hai làm đúng được tính 1 điểm và đổi bên. Đội Hai nêu từ để đội Một xác định kiểu từ và đăt câu. Nếu đôi Hai không làm được, đội Một phải nêu được đáp án và được tính 1 điếm và đổi bên.
M: Đội Một hô “đoàn kết”; đội Hai: từ phức, câu “Đoàn kết là truyền thống quý báu của nhân dân ta”.
4. Điền chữ hoặc đặt dấu thanh (chọn a hoặc b):
a. Điền vào chỗ trống tr hay ch?
Như ...e mọc thẳng, con người không ...ịu khuất. Người xưa có câu: “...úc dẫu ...áy, đốt ngay vần thẳng”. ...e là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, ...e lại là đồng ...í ...iến đấu của ta. ...e vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.
(Theo Thép Mới)
b. Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?
Bình minh hay hoàng hôn?
Trong phòng triên lam tranh, hai người xem nói chuyện với nhau. Một người bao:
- Ông thư đoán xem bức tranh này ve canh bình minh hay canh hoàng hôn.
- Tất nhiên là tranh ve canh hoàng hôn.
- Vì sao ông lại khăng định chính xác như vậy?
- Là bơi vì tôi biết họa si ve tranh này. Nhà ông ta ơ cạnh nhà tôi. Ông ta chăng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.
(Theo Đỗ Xuân Lan)