Giải bài 19 sinh 12: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
Phương pháp tạo giống truyền thống là dựa trên nguồn biến dị tổ hợp và tạo giống lai cho ưu thế lai. Trong thế kỉ của công nghệ sinh học hiện đại, 2 phương pháp mới được áp dụng là gây đột biến và công nghệ tế bào.
A. Lý thuyết
I. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
1. Quy trình
- Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến
- Chọn các cá thể có kiểu hình mong muốn
- Tạo dòng thuần chủng
2. Một số thành tựu tạo giống ở Việt Nam
- Sử dụng tia phóng xạ, hóa chất (consixin,..) tạo nhiều chủng vi sinh vật, lúa, đậu tương, dâu tằm tứ bội, ... có đặc điểm quý
II. Tạo giống bằng công nghệ tế bào
1. Công nghệ tế bào thực vật
- Công nghệ tế bào thực vật giúp nhân giống vô tính các loại cây trồng quý hiếm hoặc giúp tạo ra giống cây lai khác loài thông qua kĩ thuật dung hợp tế bào trần.
- Nuôi cấy các tế bào đơn bội rồi cho phát triển thành cây lưỡng bội có thể tạo thành những cây trồng có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
2. Công nghệ tế bào động vật
a. Nhân bản vô tính động vật
- Nhân bản vô tính tự nhiên: tách phôi và nuôi cấy phôi phát triển thành từng cá thể
- Nhân bản vô tính của Winmut:
- Lấy trừng của con cừu ra khỏi cơ thể
- Loại bỏ nhân của trứng
- Lấy nhân của tế bào vú đưa vào tế bào trứng
- Nuôi trứng trong ống nghiệm để phát triển thành phôi
- Cấy phôi và tử cung của cừu
b. Cấy truyền phôi
- Cắt phôi thành nhiều phôi rồi cấy vào tử cung con vật khác
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Giả sử có một giống cây cà chua có gen A quy định một tính trạng không mong muốn (dễ mắc bệnh X). Hãy nêu quy trình tạo thể đột biến có kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh X.
Câu 2: Có hai giống lúa, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh X và một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh Y. Bằng cách gây đột biến người ta có thể tạo ra giống mới có cả hai gen kháng bệnh X và Ỵ được không? Giải thích cách tiến hành thí nghiệm. Biết rằng gen quy định bệnh X và gen quy định bệnh Y nằm trên hai NST tương đồng khác nhau.
Câu 3: Trình bày quy trình tạo giống cây khác loài bằng phương pháp lai tế bào xôma.
Câu 4: Giải thích quy trình nhân bản vô tính ở động vật và nêu ý nghĩa thực tiễn của phương pháp này.
Câu 5: Hãy chọn một loài cây thích hợp trong số loài cây nêu dưới dây để có thể áp dụng chất cônsixin nhằm tạo giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.
A. Cây lúa B. Cây đậu tương
C. Cây củ cải đường D. Cây ngô
=> Trắc nghiệm sinh học 12 bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài 22 sinh 12: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học
- Giải thích nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn trong quá trình nhân đôi ADN
- Tại sao để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về các đặc điểm hình thái thì người ta lại hay sử dụng các cơ quan thoái hoá?
- Giải thích cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac
- Nêu các điều kiện cần có để khi lai các cá thể khác nhau về hai tính trạng ta thu được đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 9: 3: 3: 1.
- Hãy giải thích vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài, quá 6 mắt xích
- Giải bài 25 sinh 12: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
- Tại sao đột biến gen được coi là nguồn phát sinh biến dị di truyền cho CLTN? Sinh học 12 trang 117
- Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li?
- Nêu thí nghiệm chứng minh các prôtêin nhiệt có thể tự hình thành từ các axit amin mà không cần đến các cơ chế dịch mã
- Làm thế nào có thể phát hiện được 2 gen nào đó liên kết hay phân li độc lập?
- Giải bài 15 sinh 12: Bài tập chương 1 và chương 2