Giải bài 42 vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
Nước ta có biển Đông vô cùng rộng lớn. Đó là nguồn tài nguyên biển vô cùng quý báu để phát triển kinh tế ở nước ta. Bên cạnh phát triển kinh tế, cũng cần phải đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biển nước ta. Tại sao lại như vậy? Chúng ta cùng đến với bài học: vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo địa lí 12.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Vùng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên
a. Nước ta có vùng biển rộng lớn
- Diện tích trên 1 triệu km2.
- Bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng chủ quyền kinh tế biển, vùng thềm lục địa.
b. Nước ta có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Nguồn lợi sinh vật biển: nhiều loại hải sản, có nhiều loại quý hiếm, có giá trị cao...
- Tài nguyên khoáng sản, dầu mỏ và khí tự nhiên: Muối, sa khoáng, cát trắng, dầu mỏ và khí tự nhiên ở thềm lục địa.
- Điều kiện phát triển giao thông vận tải biển: Nằm gần đường hàng hải quốc tế, có nhiều vũng vịnh nước sâu, nhiều cửa sông thuận lợi xây dựng hải cảng...
- Điều kiện phát triển du lịch biển đảo: Có nhiêu đảo ven bờ, nhiều bãi tắm đẹp, cảnh đẹp, khí hậu thích hợp...
2. Các đảo quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển
a. Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ
- Các đảo, quần đảo xa bờ: Trường Sa, Hoàng Sa
- Các quần đảo gần bờ: Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Cô Tô....
=>Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo, quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo. Đồng thời các đảo, quần đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước.
b. Các huyện đảo ở nước ta
- Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh)
- Huyện đảo Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vĩ (Tp.Hải Phòng)
- Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)
- Huyện đảo Hoàng Sa (Tp.Đà Nẵng)
- Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
- Huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa)
- Huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận)
- Huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)
- Huyện đảo Kiên Hải và huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang)
3. Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo
a. Tại sao phải khai thác tổng hợp
- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng
- Môi trường biển là không chia cắt được
- Môi trường đảo do sự biệt lập nhất định của nó, không giống như đất liền...
b. Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo
- Vấn đề khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo:
- Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.
- Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt.
- Việc phát triển đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa của nước ta.
c. Vấn đề khai thác tài nguyên khoáng sản:
- Đẩy mạnh sản xuất muối công nghiệp, đem lại năng suất cao.
- Đẩy mạnh công tác thăm dò và khai thác dầu khí; Xây dựng các nhà máy lọc, hóa dầu.
- Việc khai thác các mỏ khí thiên nhiên mở ra bước phát triển mới cho công nghiệp làm khí hóa lỏng, làm phân bón, sản xuất điện.
- Tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí.
d. Vấn đề phát triển du lịch biển
- Nâng cấp các trung tâm du lịch biển, nhiều bãi biển mới được đưa vào khai thác
- Chú ý các khu du lịch Hạ Long – Cát Bà – Đồ Sơn (ở Quảng Ninh và Hải Phòng), Nha Trang (Khánh Hòa), Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu)…
e. Vấn đề Giao thông vận tải biển
- Cải tạo, nâng cấp các cụm cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng...
- Một số cảng nước sâu đã được xây dựng như cảng Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Án, Dung Quất, Vũng Tàu… Hàng loạt cảng nhỏ được xây dựng. Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng .
- Các tuyến vận tải thường xuyên đã nối liền các đảo với đất liền góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở các tuyến đảo.
4. Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong việc giải quyết về biển và thềm lục địa
- Biển Đông là biển chung giữa Việt Nam và nhiều nước láng giềng, nên cần tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan .
- Mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước cho hôm nay và các thế hệ mai sau.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời giữa bài
Câu 1: Trang 190 sgk địa lí 12
Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết vùng biển nước ta bao gồm những bộ phận nào? Tại sao kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế của nước ta?
Câu 2: Trang 191 sgk địa lí 12
Hãy kể tên các ngư trường trọng điểm của nước ta và xác định các ngư trường này trên bản đồ treo tường nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản?
Câu 3: Trang 191 sgk địa lí 12
Hãy xác định trên bản đồ Công nghiệp chung 4 mỏ dầu thuộc vùng trùng Cửu Long?
Câu 4: Trang 194 sgk địa lí 12
Dựa vào kiến thức đã học, hãy xác định một số tỉnh, thành phố ở nước ta đang phát triển mạnh kinh tế biển?
Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 194 sgk địa lí 12
Tại sao nói: Sự phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai?
Câu 2: Trang 194 sgk địa lí 12
Tại sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn?
Câu 3: Trang 194 sgk địa lí 12
Hãy chọn và phân tích một khía cạnh của việc khai thác tổng hợp các tài nguyên biển mà em cho là tiêu biểu?
Câu hỏi: Ngày 02/5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến tọa độ 15029'58" vĩ Bắc - 111012'06" kinh Đông, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) của Việt Nam khoảng 120 hải lý về phía đông. Bằng kiến thức đã học, hãy chứng minh Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của nước ta?
Câu hỏi: Việc tăng cường hợp tác của nước ta với các nước láng giềng có ý nghĩa như thế nào trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa?
Câu hỏi: Vì sao vấn đề bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ luôn phải đề cao?
Câu hỏi: Phân tích những thuận lợi của địa hình ven biển đến phát triển kinh tế biển nước ta?
Câu hỏi: Chứng minh rằng Biển Đông đem lại cho nước ta nguồn tài nguyên biển phong phú nhưng cũng không ít những khó khăn?
Câu hỏi: Việc đánh bắt hải sản của ngư dân ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có ý nghĩa như thế nào về an ninh quốc phòng?
Xem thêm bài viết khác
- So sánh các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta?
- Tại sao “Sống chung với lũ" là cách ứng xử tốt nhất đối với tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long?
- Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống?
- Vùng đồng bằng nào ở nước ta hay vị ngập lụt? Vì sao?
- Tại sao lại giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn?
- Chứng minh rằng Biển Đông đem lại cho nước ta nguồn tài nguyên biển phong phú nhưng cũng không ít những khó khăn?
- Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì...?
- Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế của nước ta hiện nay?
- Vấn đề lương thực, thực phẩm trong vùng cần được giải quyết bằng cách nào? Khả năng giải quyết vấn đề này?
- Dựa vào kiến thức đã học, hãy xác định một số tỉnh, thành phố ở nước ta đang phát triển mạnh kinh tế biển?
- Hãy phân tích những thế mạnh về tự nhiên đối với việc phát triển công nghiệp điện lực nước ta?
- Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta?