Giải bài 43 các vùng kinh tế trọng điểm
Trong quá trình hội nhập kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa, đất nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Điều đó được thể hiện thông qua việc các vùng kinh tế trọng điêm. Vậy quá trình hình thành và thực trạng phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng đến với bài học: Vùng kinh tế trọng điểm địa lí 12.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Đặc điểm
Khái niệm: Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế của cả nước.
Đặc điểm:
- Có đủ các thế mạnh, có tiềm năng kinh tế và hấp dẫn đầu tư…
- Có tỷ trọng GDP lớn, hỗ trợ các vùng khác.
- Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ…
2. Quá trình hình thành và thực trạng phát triển.
a. Quá trình hình thành
- Hình thành vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, gồm 3 vùng.
- Quy mô diện tích có sự thay đổi theo hướng tăng thêm các tỉnh lân cận.
- Tuy nhiên: Năm 2009 thêm vùng thứ 4 là vùng KTTĐ Đồng Bằng sông Cửu Long.
b. Thực trạng phát triển kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm (2001 - 2005): 11,7%
- GDP của 3 vùng so với cả nước: 66,9%
- Cơ cấu GDP phân theo ngành: chủ yếu thuộc khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
- Kim ngạch xuất khẩu: 64,5%
3. Ba vùng kinh tế trọng điểm.
a. Vùng KTTĐ phía Bắc:
- Gồm 7 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
- Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế.
- Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.
- Vùng có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta .
b. Vùng KTTĐ miền Trung:
- Gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
- Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản.
c. Vùng KTTĐ phía Nam:
- Gồm 8 tỉnh và thành phố: TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
- Các mỏ dầu khí ở thềm lục địa.
- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Trang 196 sgk địa lí 12
Căn cứ vào số liệu của bảng thống kê, hãy phân tích thực trạng phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm?
Câu 2: Trang 197 sgk địa lí 12
Hãy phân tích các thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?
Câu 3: Trang 199 sgk địa lí 12
Phân tích các thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
Câu 4: Trang 200 sgk địa lí 12
Hãy trình bày các thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 200 sgk địa lí 12
Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?
Câu 2: Trang 200 sgk địa lí 12
Trình bày quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm?
Câu 3: Trang 200 sgk địa lí 12
Hãy so sánh các thế mạnh và hiện trạng phát triển kinh tế của ba vùng kinh tế trọng điểm?
Câu hỏi: Tại sao vùng kinh tế trọng điểm phía Nam lại có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong số các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta? Nêu định hướng phát triển của vùng này?
Xem thêm bài viết khác
- Cho bảng số liệu, hãy phân tích bảng số liệu để thấy rõ đặc điểm cơ cấu trang trại ...
- Câu 3: Điền các nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu:
- Qua bảng số liệu, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa của 2 địa điểm trên.
- Dựa vào bài 14, hãy nêu các con số chứng minh rừng nước ta bị suy thoái nhiều và đã được hồi phục một phần.
- Hãy chọn và phân tích một khía cạnh của việc khai thác tổng hợp các tài nguyên biển mà em cho là tiêu biểu?
- Bài 29: Thực hành vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
- Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm, nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta...
- So sánh các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta?
- Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, so sánh 2 ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?
- Tại sao nói: Sự phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai?
- Căn cứ vào bảng niên biểu địa chất, hãy cho biết trước Đại Cổ sinh là các đại nào? Chúng kéo dài và cách đây khoảng bao nhiêu năm?
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần đất, sinh vật và cảnh quan thiên nhiên như thế nào?