Học sinh viết bài sưu tầm (khoảng 200 từ) các thông tin về hoạt động hô hấp có liên quan đến vệ sinh hô hấp của người từ các nguồn khác nhau.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Học sinh viết bài sưu tầm (khoảng 200 từ) các thông tin về hoạt động hô hấp có liên quan đến vệ sinh hô hấp của người từ các nguồn khác nhau.
Bài làm:
Cơ thể con người có nhiều hệ cơ quan khác nhau. Mỗi hệ nắm giữ một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Và trong đó không thể không nhắc tới hệ hô hấp.
Hệ hô hấp là một hệ cơ quan có chức năng trao đổi không khí diễn ra trên toàn bộ các bộ phận của cơ thể. Ở con người, hệ hô hấp được chia thành 2 phần, lấy lắp thanh quản làm ranh giới:
Trên nắp thanh quản là hô hấp trên bao gồm: Mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản. Các bộ phận này làm nhiệm vụ lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi.
Dưới nắp thanh quản là hô hấp dưới bao gồm: Khí quản, cây phế quản, phế nang, màng phổi, phổi,…làm nhiệm vụ thực hiện lọc không khí và trao đổi khí.
Chính vì hệ hô hấp đóng vai trò vô cùng quan trọng của cơ thể nên chúng ta cần phải có biện pháp vệ sinh, bảo vệ hệ hô hấp như:
- Tập thở sâu
- Trồng nhiều cây xanh để không khí trong lành
- Đi ra ngoài hoặc làm vệ sinh phải đeo khẩu trang.
- Không hút thuốc lá và khuyên bảo mọi người không nên hút thuốc.
- Không tiếp xúc với các chất độc hại, chất hóa học.
- Thường xuyên dọn vệ sinh sạch sẽ nơi ở….
Như vậy, hệ hô hấp là một hệ cơ quan có chức năng trao đổi không khí diễn ra trên toàn bộ các bộ phận của cơ thể. Vậy nên bất kỳ một cơ quan nào có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình hô hấp, cũng như sức khỏe của mỗi người. Do đó, mỗi chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ hệ hô hấp để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Xem thêm bài viết khác
- 1. Kể tên một số bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn và cách phòng tránh.
- 1. Em hãy
- 3. Thử tìm cách xác định động mạch và tĩnh mạch trên cổ tay mình và nêu các nhận biết chúng.
- 9. Tìm hiểu hoạt động của các tuyến nội tiết
- Có thể căn cứ vào bóng của ngôi nhà em đang ở để biết cửa ra vào có hướng nào được không? Thử tìm hiểu và dùng la bàn kiểm tra xem hai cách làm có cho kết quả như nhau không
- Ta biết sau khi cọ xát các vật bị nhiễm điện. Tại sao trong các thí nghiệm trên, có trường hợp các vật bị nhiễm điện thì đẩy nhau, có trường hợp các vật bị nhiễm điện lại hút nhau?
- Hướng dẫn giải VNEN hóa học và vật lí 7 chi tiết, dễ hiểu
- Chọn từ/ cụm từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây
- Dùng một ống rỗng để quan sát dây tóc bóng đèn pin khi đèn sáng. Lần thứ nhất để ông thẳng, lần thứ hai để ông cong. Em hãy cho biết sẽ nhìn thấy dây tóc bóng đèn pin phát sáng khi dùng ống cong hay ống thẳng...
- Trình bày biện pháp phòng chống HIV/AIDS, biện pháp tuyên truyền chống kì thị người bị HIV/AIDS Giải Khoa học tự nhiên 7 bài 31
- Dụng cụ dễ vỡ dễ cháy và những hóa chất độc hại
- Quan sát hình ảnh về cấu trúc nguyên tử