Kể lại câu chuyện Ở lại với chiến khu cho người thân nghe
C. Hoạt động ứng dụng
Kể lại câu chuyện Ở lại với chiến khu cho người thân nghe
Bài làm:
Một buổi tối nọ, trung đoàn trưởng bước vào lán. Cả đội thiếu niên đã tập hợp đầy đủ. Trung đoàn trưởng nhìn các em trìu mến, dịu dàng rồi sau một lúc trầm ngâm, ông chậm rãi nói:
- Các em ạ, ở chiến khu tình hình ngày càng gian khổ, khó khăn, thiếu thốn. Sức nhỏ của các em e rằng không chịu nổi. Nếu em nào muốn về với gia đình, Trung đoàn sẽ cho phép. Các em thấy sao ?
Lượm là người đầu tiên đứng lên nói với trung đoàn trưởng :
"- Em xin được ở lại. Dù chết em cũng ở lại với chiến khu chứ không thể về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian."
Toàn đội đều lên tiếng hưởng ứng lời của Lượm :
"Chúng em cũng vậy ! Chúng em xin ở lại !"
Mừng nói thật cảm động : "Trung đoàn có thế giảm bớt phần ăn của chúng em đi cũng được nhưng đừng bắt tụi em phải về, tội nghiệp cho chúng em lắm !"
Trung đoàn trưởng ôm lấy Mừng, xúc động nói : "Nếu vậy thì anh sẽ về báo cáo lại với Ban chỉ huy.”
Trước khung cảnh đó bỗng các em cùng cất tiếng hát:
"Đoàn Vệ Quốc Quân một lần ra đi...
Nào có mong chi đâu ngày trở về
Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi
Ra đi, ra đi thà chết không lui".
Tiếng hát hùng tráng bay lên như lửa cháy làm ấm áp, nao nức lòng người.
Xem thêm bài viết khác
- Quê em ở đâu? Em thích nhất cảnh vật nào? Cảnh vật đó có gì đẹp? Tình cảm của em với quê hương như thế nào?
- Nói với các bạn về một số cảnh đẹp mà em thích
- Quan sát tranh minh hoạ câu chuyện Mồ Côi xử kiện. Hãy đoán xem đâu là chàng Mồ Côi, đâu là bác nông dân, đâu là ông chủ quán
- Trả lời câu hỏi: Chuyện kể về ai?
- Chơi trò chơi: Tạo "nhân hoá".
- Cả lớp hát bài hát về bạn bè năm châu
- Nói về một cảnh đẹp (hoặc di tích lịch sử) ở quê em?
- Tìm những sự vật được so sánh và các từ chỉ sự so sánh trong các khổ thơ dưới đây. Ghi vào bảng nhóm
- Giải bài 8A: Sự chia sẻ làm cuộc sống tốt đẹp hơn
- Giải bài 11C: Em yêu quê hương
- Viết đúng từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr, viết đúng từ ngữ có vân ưt hoặc ưc.
- Nghe - viết đoạn văn trong bài Hội vật (Từ tiếng trống dồn đến ngang bụng vậy)