Khi nói đến mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, có ý kiến cho rằng:"Đạo đức là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi pháp luật. Pháp luật là chỗ dựa cho sự hình thành và , tồn tại và phát triển đạo đức mới"...
3. Ai bình luận hay hơn
Khi nói đến mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, có ý kiến cho rằng:"Đạo đức là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi pháp luật. Pháp luật là chỗ dựa cho sự hình thành và , tồn tại và phát triển đạo đức mới".
Em hãy trình bày một bài luận ngắn (khoảng 1 trang A4) để làm rõ ý kiến trên?
Bài làm:
Theo em, đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội bao gồm những chuẩn mực nguyên tắc xã hội, nhờ đó, con người điều chỉnh hành vi, thái độ của mình, cũng như đánh giá hành vi của người khác theo quan điểm thiện ác, về cái được làm và cái không nên làm, sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người, của mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội. Ví dụ bạn đang vội, bạn định vượt đèn đỏ nhưng vì bạn là người có đạo đức nên bạn tự nhận thức lại và tự nhủ mình rằng phải chấp hành đúng luật lệ giao thông để không những không vi phạm pháp luật mà còn đảm bảo sự an toàn cho mình và những người đi đường". Và phải chăng, ai cũng nghĩ và cũng hành động được như vậy thì xã hội này sẽ trở nên tốt đẹp hơn biết bao.
Nếu như đạo đức là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi pháp luật thì pháp luật lại là chỗ dựa cho sự hình thành, tồn tại và phát triển đạo đức mới.
Pháp luật là hệ thống các quy phạm có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực nhà nước. Ngoài việc bảo đảm trật tự xã hội, vì lợi ích xã hội, luật pháp còn là chỗ dựa vững chắc để con người có thể ý thức được đâu là chuẩn mực đúng, đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi trái pháp luật để con người điều chỉnh sao cho phù hợp. Và rõ ràng, khi con người hiểu và chấp hành tốt những quy định của xã hội thì họ cũng sẽ hiểu được như thế nào là chuẩn mực đạo đức để thực hiện sao cho đúng, cho tốt.
Trong cuộc sống, có rất rất nhiều những quy định về pháp luật khác nhau. Bởi vậy, mỗi ngày chúng ta lại học hỏi, lại tìm tòi và biết thêm một quy định mới. Và từ đó chúng ta cũng dần hình thành những hành động đúng với chuẩn mực của những quy định đó. Từ đó, trong mỗi chúng ta sẽ hình thành vô vàn những chuẩn mực khác nhau và giúp chúng ta ngày càng hoàn thiện mình hơn và trở thành con người có ích cho xã hội.
Xem thêm bài viết khác
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói "Thế hệ cha anh đã rửa được nỗi nhục đất nước, thế hệ ngày nay phải rửa được nỗi nhục nghèo nàn, lạc hậu"
- Lựa chọn những biểu hiện nên và không nên sau đây để hoàn thành bảng ở phía dưới:
- Điều kiện tham gia hợp đồng lao động và quy định đối với lao động trẻ em - Tình huống GDCD VNEN lớp 9 bài 10
- Điều gì sẽ xảy ra nếu chỉ chú ý đến tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm đến phát triển xã hội và phát triển con người? Cho ví dụ thực tế để chứng minh
- Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và người giao tiếp. Em có đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao?
- Trong các hình thức thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước dưới đây, hình thức nào là trực tiếp, hình thức nào là gián tiếp? Giải thích vì sao?
- Em hãy viết bài luận ngắn trình bày suy nghĩ của mình về hành động của vị bác sĩ trong câu chuyện sau đây:
- Chứng minh: "Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật có lỗi do người có năng lực trách nhiệm thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ".
- Em đồng ý với quan niệm của bạn nào? Giải thích vì sao? Theo em, thế nào là người có phẩm chất chí công vô tư?
- Khoanh tròn vào câu thể hiện hành vi em cho là không nên làm:
- Hãy ghi những việc làm phù hợp của học sinh để góp phần tham gia phát triển địa phương, phát triển đất nước:
- Hãy viết một câu chuyện kể về gương chí công vô tư mà em đã gặp trong cuộc sống hoặc được biết thông qua các tư liệu, bài học